Nhà khoa học Italy kêu gọi ăn sứa để bảo vệ môi trường

Một nhà khoa học người Italy đề xuất phương án ăn thịt sứa để ngăn chặn sự phát triển mất kiểm soát của loài vật này.

Một nhà khoa học Italy đưa ra dự án khuyến khích ăn thịt sứa, ngăn loài vật này sinh sôi quá mức gây ảnh hưởng xấu đến môi trường cũng như các hoạt động của con người, Mirror hôm 28/9 đưa tin.

Sứa có nhiều hình thức sinh sản. Chúng có thể chia tách các phần cơ thể để tạo thành con non mới hoặc sinh sản hữu tính bằng cách đẻ trứng rồi thụ tinh bên ngoài. Chúng có thể đẻ tới 45.000 quả trứng một ngày.

Nhà khoa học Italy kêu gọi ăn sứa để bảo vệ môi trường
Sứa sinh sôi nhanh chóng đe dọa sinh vật biển và các hoạt động của con người. (Ảnh: Avoca Ventures).

Biến đổi khí hậu khiến nước biển ấm lâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi để sứa sinh sôi nhanh chóng. Những năm gần đây, số lượng sứa bùng nổ vượt ngoài tầm kiểm soát. Năm 2015, kênh đào Suez được mở rộng, trở thành "đường cao tốc" cho loài vật này xâm lấn Địa Trung Hải.

Một nhà máy điện Nhật Bản từng thử giết bớt sứa bằng máy nghiền, nhưng lại vô tình giúp chúng sinh sôi mạnh mẽ hơn, theo New York Times. Năm 2013, sự bùng nổ số lượng sứa đã buộc một nhà máy điện hạt nhân Thụy Điển phải đóng cửa. Sứa cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nuôi cá hồi ở biển Ireland.

Ủy ban châu Âu cho rằng sự bùng nổ của sứa cùng ô nhiễm biển gây ra nhiều vấn đề lớn và ngày càng trầm trọng. Tổ chức này cũng tài trợ cho các nhà nghiên cứu đưa ra những biện pháp đột phá để giải quyết tình trạng trên.

Stefano Piraino, giáo sư ngành động vật học tại Đại học Salento, cùng các đồng nghiệp đề xuất dự án Go Jelly nhằm khuyến khích mọi người ăn thịt sứa. Trước đó, ông từng thực hiện một số nghiên cứu về sứa và mở chiến dịch bảo vệ các bãi biển khỏi những loài sứa độc bằng lưới.

Sứa có thể giúp phát hiện các khối u gây ung thư, Piraino cho biết. Chúng cũng chứa nhiều collagen và có thể giúp làm đẹp môi. Ngoài ra, các món ăn từ sứa còn rất giàu protein và ít cholesterol.

Piraino và nhóm dự án tin rằng, biến đổi khí hậu và tình trạng đánh bắt cá quá mức sẽ khiến người Italy dần làm quen với việc ăn sứa. Ở một số nước như Nhật Bản hay Trung Quốc, những món ăn từ sứa từ lâu đã trở nên quen thuộc với người dân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Phát hiện bọ đuôi dài dưới lòng đất nhờ mồi nhử pho mát

Phát hiện bọ đuôi dài dưới lòng đất nhờ mồi nhử pho mát

Các nhà khoa học phát hiện loài vật mới có 6 chân giống côn trùng trong một hang động ở Turkmenistan nhờ mồi nhử pho mát, theo UPI.

Đăng ngày: 26/09/2017

"Vật thể" hình ống phát sáng khiến thợ lặn bối rối

Jay Winks, người điều hành công ty du lịch Abc Scuba Diving Port Douglas chia sẻ ảnh chụp vật thể hình ống dạng sệt như thạch anh gặp ở vùng biển ngoài khơi Australia trên Facebook hồi đầu tháng.

Đăng ngày: 25/09/2017
Cá cờ tung mình bay ngang tàu, suýt đoạt mạng cần thủ

Cá cờ tung mình bay ngang tàu, suýt đoạt mạng cần thủ

Các thành viên thủy thủ đoàn chật vật kéo con cá cờ xanh cắn câu nhằm gắn nhãn theo dõi ở vùng biển ngoài khơi thành phố Gold Coast, Australia, hôm 10/9, theo UPI.

Đăng ngày: 23/09/2017
Loài vật vẫn ngủ vào ban đêm dù không có não

Loài vật vẫn ngủ vào ban đêm dù không có não

Các nhà khoa học Mỹ lần đầu tiên quan sát thấy sứa, một loài vật không có não và hệ thần kinh trung ương, cũng ngủ vào ban đêm, UPI hôm 21/9 đưa tin.

Đăng ngày: 22/09/2017
Bạch tuộc có thể xé xác... cá mập

Bạch tuộc có thể xé xác... cá mập

Loài bạch tuộc khổng lồ sống ở Thái Bình Dương là loài bạch tuộc lớn nhất và

Đăng ngày: 22/09/2017

"Thành phố bạch tuộc" dưới đáy biển Australia

Các nhà khoa học phát hiện một thành phố bạch tuộc nhỏ có tên Octlantis ở vịnh Jervis thuộc vùng ven biển phía đông Australia, Science Alert hôm 19/9 đưa tin.

Đăng ngày: 21/09/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News