Nhà khoa học Mỹ phát triển chip mới chẩn đoán lao
Các kỹ sư Y sinh học đến từ trường Đại học California, Davis, Hoa Kỳ ngày 26/5 tuyên bố đã phát triển một loại vi mạch lỏng mới giúp phát hiện các dạng bệnh lao tiềm ẩn.
Con chip này là một thiết bị xét nghiệm lao hiệu quả hơn, cho kết quả nhanh hơn và rẻ hơn rất nhiều so với bất kỳ thiết bị nào hiện đang được sử dụng.
Ông Ying Liu, một chuyên gia nghiên cứu làm việc với giáo sư Alexanda Revzin tại khoa Kỹ thuật Y sinh (Davis) cho biết vật dụng xét nghiệm này của họ rất rẻ, có thể tái sử dụng nhiều lần khác nhau và cung cấp kết quả chính xác trong thời gian thực.
Các xét nghiệm chẩn đoán lao hiện tại chủ yếu dựa vào liệu pháp interferon-gammma (gamma protein do tế bào trong cơ thể sản sinh khi bị vi rút tấn công, nhằm ngăn vi rút phát triển). Các xét nghiệm chẩn đoán thương mại trên thường yêu cầu phải gửi mẫu tới phòng thí nghiệm, và có thể chỉ được sử dụng chỉ một lần.
Liu và Revzin đã sử dụng một cách tiếp cận mới bằng cách phủ một lớp giấy vàng với các mẫu ngắn của một mảng DNA chuỗi đơn, được gắn riêng vào các interferon-gamma. Sau đó gắn miếng giấy vào trong một con chip có những rãnh nhỏ chứa các mẫu máu. Nếu gamma interferon hiển thị trong mẫu máu gắn với DNA, tạo ra một tín hiệu điện tử, lúc này các bác sĩ sẽ xác nhận chúng.
Nếu thấy tỉ lệ gamma interferon cao, có thể chẩn đoán bệnh nhân đó đã nhiễm lao tiềm ẩn.
Các nhà khoa học đã lên kế hoạch cải tiến hệ thống để cho cảm biến vi mạch lỏng và chức năng đọc chỉ số điện có thể được tích hợp trong một chip đơn.
Ứng dụng xét nghiệm lao tiềm ẩn này đã được cấp bằng sáng chế công nghệ và các nhà khoa học hy vọng nó sẽ sớm ra mắt thị trường khi được Hội đồng sáng lập quốc gia đồng ý.
Theo các trung tâm Phòng và kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ, khoảng 1/3 dân số thế giới hiện bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh lao, căn bệnh ước tính đã cướp đi sinh mạng của ít nhất là 1,5 triệu người trên toàn thế giới mỗi năm.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Những hệ thống vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới
Vũ khí quân sự luôn là 1 phương diện để thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia, trong đó có vũ khí hạt nhân. Dưới đây là danh sách những loại vũ khí hạt nhân đáng sợ nhất thế giới.

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương
Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới
Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động
Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh
Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.
