Nhà khoa học tạo ra cừu Dolly vừa qua đời
Keith Campbell, nhà sinh vật học nổi tiếng thành công trong việc tạo ra chú cừu Dolly bằng phương pháp nhân bản vô tính đầu tiên gây nhiều tranh cãi một thời vừa qua đời hôm 5/10 ở tuổi 58, thông tin từ ĐH Nottingham cho biết. Nguyên nhân về sự ra đi của nhà khoa học tuy nhiên chưa được tiết lộ.
Keith Campbell bắt đầu nghiên cứu phương pháp nhân bản vô tính động vật tại Viện Roslin từ năm 1991. Kết quả sau các thí nghiệm là sự ra đời của chú cừu Dolly, con vật đầu tiên được sinh ra từ một tế bào vú trưởng thành áp dụng phương pháp chuyển nhân.
Chú cừu đặc biệt được đặt theo tên của ca sỹ, diễn viên nổi tiếng Dolly Parton. Khi được hỏi tại sao, Ian Wilmut, một trong những cộng sự góp phần vào sự thành công của của Keith Campbell, cho hay Dolly được tạo ra từ một tế bào vú khiến họ liên tưởng đến Dolly Parton vì ca sỹ này có bộ ngực rất…khủng.
Keith Campbell
Việc lần đầu tiên nhân bản thành công cừu Dolly ngay lập tức trở thành đề tài thu hút những dư luận trái chiều của khoa học và công chúng khắp thế giới lúc bấy giờ. Nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trong khi số khác lại tỏ ra giận dữ vì cho rằng công trình vi phạm đạo đức và tính nhân văn.
Năm 2003, cừu Dolly đã qua đời vì bệnh phổi, căn bệnh rất phổ biến của loài cừu. Các nhà khoa học đã kiểm chứng và xác nhận Dolly bị bệnh do các nguyên nhân tự nhiên chứ không phải là do trục trặc trong quá trình nhân bản.
Sau sự ra đời của Dolly, Campbell tiếp tục nhân bản thành công lợn và cừu. Năm 1999, ông gia nhập trường Đại học Nottingham. Tại đây ông tiếp tục nghiên cứu quá trình nhân bản. Ông đặc biệt quan tâm hỗ trợ sinh sản của cả động vật và con người. Campell đã nghiên cứu phát triển công nghệ sinh sản động vật ở trang trại để phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi và duy trì an ninh lương thực.
Campbell cũng sớm nhận thấy khả năng đặc biệt có thể phát triển thành mọi loại tế bào trong đó có tế bào máu, cơ và thần kinh của bào gốc từ phôi thai. Campbell sống cùng hai con gái, Claire và Lauren.

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại
Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Leonardo da Vinci: Nhà khoa học giải phẫu
Leonardo da Vinci nổi danh với những bức họa độc đáo và vô giá trên thế giới. Tuy nhiên, ông còn được biết đến qua những bức vẽ giải phẫu học tỉ mỉ, hiếm hoi và vô cùng chính xác ở thời kỳ đó.

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.

Sai lầm của một số vĩ nhân
Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật!...
