Nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố đã chế tạo được vũ khí chùm tia
Các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ đã chế tạo được vũ khí chùm năng lượng hội tụ, nhưng nhiều người nghi ngờ rằng họ bị ảnh hưởng khi xem quá nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng Star Wars?
Bạn có nhớ khoảnh khắc trong "Star Wars" khi Death Star phá hủy Alderaan không? Tám tia laser hội tụ tại một điểm duy nhất để tạo thành một tia laser siêu mạnh xóa sổ hành tinh. Đó là một cảnh đáng nhớ chứng minh sức mạnh không ngừng nghỉ của "Star Wars".
Mặc dù không rõ liệu có phải họ lấy cảm hứng từ cảnh này hay không, các nhà khoa học Trung Quốc tuyên bố họ đã tạo ra một loại vũ khí vi sóng mới kết hợp nhiều sóng điện từ công suất cao. Sau đó, họ có thể tập trung chúng vào một mục tiêu.
Đây loại vũ khí vi sóng mới kết hợp nhiều sóng điện từ công suất cao. (Ảnh minh họa: Variety).
Hệ thống vũ khí bao gồm nhiều xe truyền sóng vi ba được triển khai đến các địa điểm khác nhau. Mỗi xe bắn sóng vi ba với độ đồng bộ hóa chính xác cao. Chúng kết hợp với nhau thành một chùm năng lượng mạnh mẽ để tấn công một mục tiêu.
Sóng vi ba là chùm năng lượng hẹp cần được căn chỉnh chính xác để hội tụ. Điều này có nghĩa là thời gian phát ra sóng vi ba cần được kiểm soát trong phạm vi phần triệu giây.
Theo nhóm nghiên cứu, mỗi phương tiện vi sóng cũng phải được định vị chính xác đến từng milimét. Hệ thống định vị vệ tinh BeiDou của Trung Quốc có khả năng cung cấp độ chính xác định vị đến từng milimét, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống vũ khí mới.
Để cố gắng khắc phục điều này, các thiết bị định vị phụ trợ đo khoảng cách bằng laser đã được lắp đặt trên mỗi xe truyền để đạt được hệ thống định vị chính xác đến từng milimet. Bất kỳ thay đổi nào trên bề mặt có nghĩa là các bộ phát vi sóng sẽ không được căn chỉnh đúng cách.
Đồng bộ hóa kích hoạt phải trong vòng 170 pico giây (hoặc 170 phần nghìn tỷ giây). Để hiểu rõ hơn, một máy tính thông thường mất 330 pico giây để hoàn thành một chu kỳ xử lý duy nhất. Để vượt qua thách thức này, các nhà khoa học đã kết nối các nền tảng truyền dẫn bằng sợi quang để đảm bảo chúng được đồng bộ hóa đúng cách. Mỗi phương tiện hệ thống vũ khí cũng được điều khiển trực tiếp bởi một trung tâm chỉ huy di động.
Theo tờ South China Morning Post, một nhà khoa học tham gia vào dự án này đã tuyên bố rằng công suất kết hợp của các chùm vi sóng hội tụ có hiệu ứng kết hợp là “1+1>2” - mặc dù tuyên bố như vậy vi phạm định luật bảo toàn năng lượng. Tuy nhiên, một vi sóng kết hợp mạnh mẽ hữu ích hơn nhiều nguồn vi sóng nhỏ hơn.
Rất có thể, nhóm nghiên cứu Trung Quốc đã có thể đạt được hệ thống vũ khí vi sóng hội tụ trong môi trường được kiểm soát. Tuy nhiên, thế giới thực hỗn loạn hơn nhiều, điều này sẽ đặt ra những thách thức to lớn cho bất kỳ công nghệ nào dựa trên độ chính xác cao như vậy.

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh
Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Panjandrum – Vũ khí thử nghiệm thảm họa trong Thế chiến II
Theo trang allthatsinteresting.com, trong Thế chiến thứ hai, quân Đồng minh đã thử nghiệm nhiều vũ khí mới. Có một phát minh chưa bao giờ vượt qua giai đoạn chế tạo nguyên mẫu.

Top 15 quốc gia sở hữu số lượng xe tăng lớn nhất thế giới
Mỹ là cường quốc quân sự vượt trội trên thế giới có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Mỹ cũng có hạm đội xe tăng lớn nhất.

Vũ khí đáng sợ bậc nhất thời Trung Cổ vẫn là bí ẩn cho đến ngày nay
Vũ khí chết người mệnh danh "Ngọn lửa Hy Lạp" dường như bất chấp các định luật vật lý và khiến các nhà khoa học đau đầu trong suốt hàng thế kỷ.

Bí mật về bom chân không: "Thứ vũ khí khủng khiếp, có sức tàn phá khủng khiếp"
Bom chân không có thể khiến một người bốc hơi hoàn toàn!

Bí ẩn xung quanh các vũ khí của Nga dựa trên nguyên tắc vật lý mới
Tổng thống Nga Putin mới đây tiết lộ, ngành quốc phòng Nga đang phát triển các vũ khí tối tân dựa trên “các nguyên tắc vật lý mới” nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.
