Sức mạnh hủy diệt của đạn nhiệt áp phóng từ hệ thống TOS-1A

Nga đã công bố những video cho thấy sức phá hủy khủng khiếp của các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) TOS-1A khi tấn công vào các mục tiêu tại Ukraine. Các vụ nổ được cho xảy ra gần Novomykhailivka và Lyman, đều thuộc vùng Donetsk ở Donbas. Video cho thấy sóng xung kích khổng lồ được tạo ra bởi đạn nhiệt áp (thermobaric) kèm theo đó là nhiều vụ nổ xảy ra cùng lúc.

TOS-1A là một biến thể của hệ thống TOS-1 được phát triển từ cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh và được thiết kế để tấn công các vị trí kiên cố của địch cũng như các đoàn xe bọc thép và vận tải trên một địa hình mở. TOS-1 là một hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MSLR) gồm bệ phóng BM-1 gồm 30 ống phóng 220 mm có thể phóng đầu đạn thermobaric, lắp trên khung gầm xe tăng T-72. Hệ thống TOS-1 có thể xả hết 30 quả rocket trong chỉ 15 giây. Biến thể TOS-1A tương tự TOS-1 nhưng có 24 ống phóng, tầm bắn cải tiến đến 10 km và nâng cấp về máy tính tính toán đạn đạo.


TOS-1 là một hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MSLR)

TOS-1 Buratino được đã được quân đội Liên Xô sử dụng trong cuộc chiến Liên Xô - Afghan vào giai đoạn 1979 - 1989. Biến thể TOS-1A Solntsepyok lần đầu thực chiến tại chiến trường Iraq và được sử dụng bởi quân đội Iraq trong chiến dịch tái chiếm thị trường Jurf al-Sakhar từ tay ISIL vào tháng 10 năm 2014.

Thứ khiến TOS-1 đáng sợ là loại rocket mang đầu đạn nhiệt áp, còn gọi là đầu đạn nổ nhiên liệu - khí (FAE). Hỗn hợp nhiên liệu - khí này gồm nhiên liệu cháy như thuốc nổ đen và chất oxi hóa phổ biến là ethylene oxide và propylene oxide. Khi phát nổ, nó sử dụng khí oxy trong không khí xung quanh để tạo ra một vụ nổ nhiệt độ cực cao, năng lượng của vụ nổ lớn hơn và tác động lâu hơn so với đầu đạn nổ thông thường. Do đặc tính hút sạch không khí xung quanh nên đầu đạn nhiệt áp còn được biết đến với cái tên "bom chân không", tạo ra sự thay đổi đột ngột về áp suất.


Tên lửa mang đầu đạn nhiệt áp có 2 khối nổ riêng biệt. Khi bay đến gần mục tiêu, khối nổ đầu tiên sẽ phát nổ, giải phóng nhiên liệu thường ở độ cao nhất định, tạo ra một đám mây nhiên liệu lớn. Khối nổ thứ 2 sẽ kích nổ làm cháy đám mây nhiên liệu này.


Hiệu ứng đầu tiên
của đầu đạn nhiệt áp là tạo ra sóng nổ áp suất cao trong thời gian dài, từ đó tạo ra môi trường chân không. Áp suất tăng rất nhanh, lên đến 427 lb/inch vuông (30 kg/cm2) sẽ khiến các vật liệu mềm như vỏ máy bay, bề mặt radar, mô phổi của con người bị xé toạc. Tường và các bề mặt bên trong khu vực bị ảnh hưởng thay vì che chắn thì chúng lại dội sóng nổ, khuếch đại hiệu ứng xé toạt này. Sức sát thương đối với con người càng lớn hơn trong những không gian hẹp như hầm, đường hào, boongke…


Hiệu ứng thứ 2 là nhiệt độ cực cao,
lên đến 2500 - 3000 độ C, ngọn lửa siêu nóng được duy trì trong thời gian dài trên diện rộng. Cơ chế tiêu diệt các mục tiêu sống của đạn nhiệt áp là sóng nổ và hiệu ứng chân không khiến người trong vùng ảnh hưởng vỡ phổi. Nếu nhiên liệu cháy nhưng không nổ, nạn nhân sẽ bị bỏng nặng và phổi tổn thương nghiêm trọng do hít phải khí nóng và nhiên liệu cháy. Những người ở rìa vùng tác động cũng chịu tổn thương nội thạng, thủng màng nhĩ hay mù.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật về bom chân không:

Bí mật về bom chân không: "Thứ vũ khí khủng khiếp, có sức tàn phá khủng khiếp"

Bom chân không có thể khiến một người bốc hơi hoàn toàn!

Đăng ngày: 19/02/2025
Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!

Kugelpanzer: Cỗ xe tăng có hình thù kỳ dị nhất trong lịch sử nhân loại!

Kugelpanzer là một mẫu thiết kế xe tăng của Đức trong Thế chiến II. Nó là một trong những phương tiện bọc giáp kỳ lạ nhất từng được thiết kế.

Đăng ngày: 25/01/2025
Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các

Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các "Aquaman" ngoài đời thực

Đây được cho là khóa học khó khăn nhất của quân đội Mỹ, nhằm rèn luyện khả năng lặn và thực hiện các nhiệm vụ dưới áp lực cao.

Đăng ngày: 21/01/2025
Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Đăng ngày: 12/01/2025
Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Trong danh sách có tới 3 đại diện đến từ Trung Quốc. Chúng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các chiến đấu cơ của Nga, Mỹ trong lĩnh vực này.

Đăng ngày: 08/12/2024
Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Sau Pháp với pháo tự hành CAESAR, Đức cũng đã quyết định gởi pháo tự hành bọc thép Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) cho Ukraine.

Đăng ngày: 28/11/2024
Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Đăng ngày: 19/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News