A-222E Bereg-E: Vũ khí "độc nhất vô nhị" của Nga có thể xóa sổ cánh quân đổ bộ đối phương

Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg do Nga chế tạo được cho là độc nhất vô nhị, không có loại nào tương tự trên thế giới, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội.

Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg: Mảnh ghép hoàn hảo phòng thủ biển

Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg do Nga chế tạo hiện được biên chế số lượng lớn trong Lực lượng phòng thủ bờ biển của nước này.

A-222E Bereg-E: Vũ khí độc nhất vô nhị của Nga có thể xóa sổ cánh quân đổ bộ đối phương
A-222 Bereg được cho là độc nhất vô nhị.

Chúng có thể tác chiến độc lập hoặc phối hợp với các tổ hợp tên lửa 4K44 Redut, K-300P Bation-P, Bal-E hay 4K51 Rubezh, hình thành một mạng lưới hỏa lực phòng thủ bờ biển liên hoàn, nhiều tầng, nhiều lớp.

A-222 Bereg được cho là độc nhất vô nhị, không có loại nào tương tự trên thế giới, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

Thứ nhất, cơ động nhanh. A-222 Bereg có khả năng thần tốc vượt qua các địa hình phức tạp nhờ được đặt trên khung gầm xe việt dã bánh lốp với 4 cầu chủ động của xe MAZ-543, để đến vị trí triển khai trận địa chiến đấu, kịp thời khai hỏa tiêu diệt và chế áp lực lượng chiến đấu mặt biển hay ven biển của địch.

Pháo A-222 Bereg có thể bắn trúng các tàu cao tốc đang di chuyển với tốc độ tới 200 hải lý/h (360 km/h) nhờ hệ thống radar trinh sát, máy định tầm laser, máy điều khiển phần tử bắn kỹ thuật số đặt trên 1 xe chỉ huy.

Thứ hai, mật độ hỏa lực lớn, dồn dập. Tốc độ bắn của một khẩu pháo đến 12 phát/phút, cho phép toàn bộ tổ hợp với biên chế đủ 6 khẩu pháo khi khai hỏa đồng thời có thể tung ra mật độ hỏa lực khủng khiếp, lên tới 72 phát/phút.

Hệ thống chỉ huy bắn trong điều kiện nhiễu cao có thể theo dõi tính toán 4 mục tiêu và xạ kích đồng thời 2 mục tiêu trong số đó. Tầm bắn tối đa 27 km. Bán kính chiến đấu hiệu quả 22 km.

Thời gian chuẩn bị xạ kích đối với mục tiêu cơ động trên biển là 1 - 2 phút. Xác xuất diệt mục tiêu là 0,8.

A-222E Bereg-E: Vũ khí độc nhất vô nhị của Nga có thể xóa sổ cánh quân đổ bộ đối phương
Xe pháo tự hành.

Tổ hợp có 1 - 2 xe phục vụ hậu cần, ăn, ngủ, sơ cứu y tế, phát điện cho tổ hợp đủ dùng trong 7 ngày với cơ số dầu dự trữ mang theo.

Thứ ba, lấp kín "vùng chết". Nếu như các tổ hợp tên lửa "bó tay" với các mục tiêu ở cự ly gần thì với A-222 Bereg lại là lợi thế, là chốt chặn cuối cùng.

Ở vòng ngoài, nếu mục tiêu xa bờ, cự ly dưới 300 km đã có tổ hợp Bation-P (với đạn tên lửa Yakhont, tầm bắn 300km) và Rubezh-ME (với đạn tên lửa Kh-35U, tầm bắn 260km).

"Bầy sói" tên lửa từ các tổ hợp này hoạt động theo phương thức "bắn và quên", sẽ tự tìm đến mục tiêu đã chỉ định, là tàu lớn của địch để đánh chìm chúng.

Gần hơn nữa, ở cự ly dưới 130 km, các mục tiêu sẽ do tổ hợp Bal-E (với đạn tên lửa Kh-35, tầm bắn 130km) đảm nhiệm với cơn mưa tên lửa .

Ở cự ly cực gần, dưới 30km, tổ hợp pháo tự hành A-222 Bereg-E sẽ làm nốt nhiệm vụ, chiến thuật "biển tàu" với hàng loạt tàu, xuồng cao tốc của đối phương sẽ bị vỡ trận.

A-222E Bereg-E: Vũ khí độc nhất vô nhị của Nga có thể xóa sổ cánh quân đổ bộ đối phương
Cấu hình cơ bản của tổ hợp pháo bờ biển di động A-222E Bereg-E

Đặc tính kỹ - chiến thuật siêu hạng

Nhiệm vụ

Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222E Bereg-E được thiết kế để tiêu diệt hay chế áp lực lượng chiến đấu mặt biển hay ven biển của đối phương, ngăn chặn hỏa lực tàu chiến đấu đối phương nhắm vào lực lượng chiến đấu ven biển của ta trong tác chiến chống đổ bộ, tác chiến phòng thủ eo biển và vùng ven biển, cũng như bảo vệ tuyến hàng hải và bãi trú đậu ven bờ.

Tổ hợp có thể bắn chính xác các mục tiêu đang cơ động trên biển và trên bờ với tốc độ tới 200 hải lý/giờ (360km/h).

Cấu hình

• Xe chỉ huy với hệ thống điều khiển hỏa lực BR-136

• 6 xe pháo tự hành

• Một hoặc hai xe phục vụ chiến đấu.

Đặc điểm

Xe chỉ huy:

Xe chỉ huy làm nhiệm vụ chỉ huy hỏa lực cho cả tổ hợp, bao gồm các trang thiết bị sau: đài ra-đa trinh sát, tổ hợp trinh sát quang tuyến truyền hình trang bị máy định tầm la-de và kính ngắm xác định mục tiêu, máy tính phần tử bắn kỹ thuật số, thiết bị kiểm tra và đánh giá kết quả xạ kích, thiết bị mô phỏng phần tử dùng huấn luyện kíp chiến đấu, máy phát điện, các thiết bị hỗ trợ chiến đấu và phục vụ kíp chiến đấu.

Hệ thống chỉ huy hỏa lực trên xe có khả năng phát hiện và tính toán phần tử bắn trong môi trường nhiễu tích cực và tiêu cực đối với 4 mục tiêu, chỉ huy tổ hợp xạ kích đồng thời 2 mục tiêu trong số đó.

A-222E Bereg-E: Vũ khí độc nhất vô nhị của Nga có thể xóa sổ cánh quân đổ bộ đối phương
Tổ hợp pháo bờ biển di động A-222 Bereg

Xe pháo tự hành

Xe pháo tự hành có thể bắn điện theo phần tử của xe chỉ huy hoặc bắn theo phần tử do hệ thống ngắm cơ hữu trên xe (kính ngắm cơ quang, máy tính đạn đạo và máy định tầm la-de) cung cấp.

Xe có máy nạp đạn bán tự động dùng cho đạn nguyên khối như đạn phá mảnh mang ngòi nổ đế, đạn phòng không mang ngòi chạm nổ, cũng như các loại đạn huấn luyện và đạn diễn tập khác.

Các xe phục vụ chiến đấu

Các xe phục vụ chiến đấu cung cấp nguồn điện cho xe chỉ huy và các xe pháo tự hành, cung cấp chỗ ăn, ngủ, nghỉ và sơ cứu cho kíp chiến đấu. Việc cấp nguồn điện cho tổ hợp do 2 máy phát đi-e-zen đảm nhiệm với cơ số dầu dự trữ đủ dùng cho 7 ngày.

Các xe của tổ hợp Bereg-E đều được thiết kế trên khung gầm xe việt dã bánh lốp MAZ-543M 8x8.

Thông số kỹ thuật cơ bản

Tầm bắn hiệu quả (km): 20

Thời gian chuẩn bị xạ kích đối với mục tiêu cơ động trên biển (với xác suất tiêu diệt bằng 0,8): 1-2 phút

Số mục tiêu có thể xạ kích đồng thời bằng tổ hợp xạ kích bất kỳ: 1-2

Cỡ nòng: 130mm

Độ dài nòng: 7020mm

Loại đạn: các loại đạn 130mm nguyên khối

Tốc tộ bắn: 12-14 phát/phút

Góc quay của pháo: -120… +120 độ

Góc tà: -5… +50 độ

Kíp trắc thủ:

  • Trên mỗi xe pháo tự hành: 8
  • Trên xe chỉ huy: 7
  • Trên xe phục vụ: 4

Khung gầm các xe của tổ hợp: Trên khung gầm xe việt dã bánh lốp 4 cầu chủ động.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Top 8 tiêm kích tác chiến không-đối-không đáng gờm nhất thế giới: Cái tên nào ở ngôi vị số 1?

Trong danh sách có tới 3 đại diện đến từ Trung Quốc. Chúng là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với các chiến đấu cơ của Nga, Mỹ trong lĩnh vực này.

Đăng ngày: 22/06/2022
Không chỉ sản xuất súng AK, công ty Kalashikov còn làm cả súng bắn drone và ngăn chặn khủng bố

Không chỉ sản xuất súng AK, công ty Kalashikov còn làm cả súng bắn drone và ngăn chặn khủng bố

Khẩu súng có “tầm bắn” xa tới 2 cây số và mục tiêu có thể là các robot-drone hoạt động trên không trung, trên mặt nước hoặc dưới mặt đất.

Đăng ngày: 03/06/2022
Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Đăng ngày: 29/05/2022
Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các

Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các "Aquaman" ngoài đời thực

Đây được cho là khóa học khó khăn nhất của quân đội Mỹ, nhằm rèn luyện khả năng lặn và thực hiện các nhiệm vụ dưới áp lực cao.

Đăng ngày: 26/05/2022
Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Sau Pháp với pháo tự hành CAESAR, Đức cũng đã quyết định gởi pháo tự hành bọc thép Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) cho Ukraine.

Đăng ngày: 13/05/2022
Thiết giáp

Thiết giáp "Kẻ hủy diệt" của Nga - BMPT-72 Terminator-2: Vũ khí thay đổi cuộc chơi

Theo các chuyên gia, không dễ để một phương tiện chiến đấu bọc thép như BMPT có chỗ đứng trong quân đội Nga vốn đầy rẫy các dòng xe tăng lẫn xe chiến đấu bộ binh.

Đăng ngày: 10/05/2022
Tên lửa Sarmat của Nga có gì đặc biệt?

Tên lửa Sarmat của Nga có gì đặc biệt?

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat (còn gọi là tên lửa Sarmat) vừa trải qua đợt phóng thử lần cuối ngày 20/4 vừa qua trước khi đưa vào biên chế trong nay mai.

Đăng ngày: 08/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News