Không chỉ sản xuất súng AK, công ty Kalashikov còn làm cả súng bắn drone và ngăn chặn khủng bố

Công ty “Kalashnikov” đã giới thiệu tới công chúng khẩu súng REX 1 với khả năng bắn hạ các thiết bị bay không người lái, làm nhiễu và áp chế sóng di động cũng như Wi-Fi. Một điều thú vị là Kalashnikov sẽ cho ra thị trường cả phiên bản quân sự và dân dụng.

Các nhà phát triển cho biết, vũ khí của họ có thể được sử dụng đa mục đích: người dân thường sẽ dùng nó để bảo vệ quyền riêng tư cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, còn khi được cấp cho các lực lượng vũ trang thì nó sẽ phát huy tác dụng tại những sự kiện lớn.


Khẩu súng REX 1 cũng được trang bị một kính ngắm quang học.

Khẩu súng có “tầm bắn” xa tới 2 cây số và mục tiêu có thể là các robot-drone hoạt động trên không trung, trên mặt nước hoặc dưới mặt đất. Khi bị bắn bằng khẩu súng này, chiếc drone dù có “cứng đầu” đến mức nào cũng sẽ phải ngoan ngoãn hạ cánh hoặc ngừng hoạt động.

Nó hoạt động như thế nào?

Giống với vũ khí bộ binh thông thường, khẩu REX 1 cũng được trang bị một kính ngắm quang học. Nó cho phép người dùng có thể ngắm chính xác mục tiêu với tốc độ cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Ngoài ra, súng còn có các thiết bị áp chế GPS và GLONASS, tay cầm chiến thuật cùng các phụ kiện khác như đèn flash, hệ thống dẫn bắn laser và máy ghi âm và ghi hình. Tất cả những thiết bị này được thiết kế để có thể dễ dàng thay thế khi gặp sự cố, từ đó không gây ảnh hưởng tới hiệu quả tác chiến.

Trên “thông” drone, dưới “chặn” khủng bố


Khẩu súng này còn có các thiết bị áp chế GPS và GLONASS.

Bên cạnh nhiệm vụ đối phó với các thiết bị bay không người lái, khẩu súng REX 1 còn có thể áp chế tín hiệu GSM và Wi-Fi ở các băng tần 5,8 và 2,4 GHz. Nhờ vậy mà những nhân viên thực thi pháp luật có thể sử dụng súng để chống lại các thiết bị gây nổ tự chế thường được bọn khủng bố kích hoạt từ xa qua điện thoại di động. Súng cho phép tắt tất cả các tín hiệu đến thiết bị, từ đó có thể ngăn chặn vụ nổ xảy ra.

Cách đây chưa lâu, chính Bộ Quốc phòng Nga cũng đã công bố một mẫu khẩu súng dùng để chống lại các phương tiện bay không người lái. Rõ ràng là các quan chức quốc phòng nước này cũng đã nhận thấy đây là vấn đề cần phải được xem xét một cách nghiêm túc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật về bom chân không:

Bí mật về bom chân không: "Thứ vũ khí khủng khiếp, có sức tàn phá khủng khiếp"

Bom chân không có thể khiến một người bốc hơi hoàn toàn!

Đăng ngày: 19/02/2025
Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các

Khóa học khắc nghiệt nhất trong môi trường quân đội Mỹ, nơi sản sinh ra các "Aquaman" ngoài đời thực

Đây được cho là khóa học khó khăn nhất của quân đội Mỹ, nhằm rèn luyện khả năng lặn và thực hiện các nhiệm vụ dưới áp lực cao.

Đăng ngày: 21/01/2025
Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Quy ước về các loại vũ khí sử dụng trong chiến tranh

Loài người đã trải qua vô số cuộc chiến tranh trong hàng ngàn năm, trên chiến trường dù đầu rơi, đổ máu nhưng vẫn có những quy ước nhất định mà các bên không được vi phạm.

Đăng ngày: 12/01/2025
Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Uy lực pháo tự hành PzH 2000 trị giá gần 5 triệu đô của Đức

Sau Pháp với pháo tự hành CAESAR, Đức cũng đã quyết định gởi pháo tự hành bọc thép Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000) cho Ukraine.

Đăng ngày: 28/11/2024
Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Giải mã dự án bom dơi tuyệt mật của Mỹ trong Thế chiến II

Trong Chiến tranh thế giới 2, Mỹ theo đuổi dự án bom dơi nhằm tấn công các mục tiêu của quân địch. Theo thiết kế, hàng nghìn con dơi được trang bị bom cháy siêu nhỏ đồng loạt tấn công vào một mục tiêu khiến đối thủ chịu thiệt hại lớn.

Đăng ngày: 19/11/2024
Bất ngờ lý thú: Tuổi thọ nòng pháo xe tăng chỉ được 6 giây

Bất ngờ lý thú: Tuổi thọ nòng pháo xe tăng chỉ được 6 giây

Với việc xe tăng có thể phục vụ từ 30 năm trở lên, sẽ có rất ít người có thể tin rằng nòng pháo xe tăng lại chỉ có tuổi thọ 6 giây...

Đăng ngày: 04/09/2024
Thiết giáp

Thiết giáp "Kẻ hủy diệt" của Nga - BMPT-72 Terminator-2: Vũ khí thay đổi cuộc chơi

Theo các chuyên gia, không dễ để một phương tiện chiến đấu bọc thép như BMPT có chỗ đứng trong quân đội Nga vốn đầy rẫy các dòng xe tăng lẫn xe chiến đấu bộ binh.

Đăng ngày: 10/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News