Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?

Một ngày nọ, June - chú chó chăn cừu Đức của Wudan Yan sau khi nằm phịch xuống sàn ngái ngủ, thì bỗng những chiếc chân to mịn của nó bắt đầu cựa quậy như thể đang đá vào không trung. June dường như đang đuổi theo thứ gì đó trong giấc mơ của mình. Theo Wudan Yan thì có vẻ nó đang lần theo dấu vết của những con mồi không thể nhìn thấy.

“Thỉnh thoảng trong khi ngủ, bàn chân của nó cử động rất mạnh bạo, như thể nó đang chạy trên một chiếc máy chạy bộ vô hình vậy. Có vẻ như nó đang mơ thì phải? Nó đang đuổi bắt những con sóc và thỏ”, Wudan Yan nói.

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?
"Sếp vẫn nghĩ rằng chiếc giường này còn chỗ cho sếp à?"
- Delilad, một chú chó Husky Siberian 10 tuổi.

Nhà khoa học thần kinh Marcos Frank, giáo sư tại Đại học bang Washington, người nghiên cứu về giấc ngủ ở động vật cho rằng những hành vi mà Yan đã quan sát được ở thú cưng là hoàn toàn phổ biến. “Tôi đã chứng kiến những hành động đó ở những chú chó của mình. Chúng chạy, rên rỉ, sủa hay thậm chí bật tỉnh dậy và không biết mình đang ở đâu”, ông nói.

Vậy thực sự thì June đã mơ về những thứ gì? Đời sống trong giấc mơ của động vật vẫn luôn kích thích trí tò mò của con người hàng nghìn năm qua, nhưng chúng ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời xác đáng.

Chứng giật cơ không chủ ý thường gặp ở cả chó và người. Đó là khi cẳng chân và bàn chân của một chú chó bỗng run rẩy hoặc cử động liên tục trong khi ngủ, hành động này xảy ra thường xuyên nhất ở chu kỳ giấc ngủ REM. Ngoài ra, mắt nhấp nháy trong khi ngủ cũng có liên quan đến chu kỳ giấc ngủ này.

Ở con người, giai đoạn giấc ngủ REM có liên quan mật thiết với giấc mơ sáng suốt (Vivid Dream). Đó là khoảnh khắc với những trải nghiệm kỳ lạ, đầy màu sắc mà bạn sẽ cực kỳ háo hức kể cho mọi người trong gia đình nghe khi thức dậy.

Theo một nghiên cứu năm 1977 được công bố trên tạp chí Physiology & Behavior thì chó trải qua rất nhiều giai đoạn giấc ngủ REM, chiếm khoảng 12% tổng cuộc đời của chúng. Và vì các khía cạnh khác của giấc ngủ ở chó gần giống với giấc ngủ của chúng ta nên các nhà khoa học tin rằng những điểm tương đồng đó cũng có thể xuất hiện trong giấc mơ.

“Từ chó đến người, hầu hết các loài động vật có vú đều biểu lộ những trạng thái cơ bản của giấc ngủ. Chúng ta không thể kết luận một cách chắc chắn rằng loài chó cũng sẽ mơ như con người, nhưng đó cũng cũng là một giả thuyết cần cân nhắc”, Frank nói.

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?
"Ai nói là không thể nhét vừa tất cả trên chiếc giường nào?"

Khi cử động trong giấc ngủ trở nên phức tạp hơn, thì rất có thể đã xuất hiện điều gì đó hơn là những cơn co giật cơ thông thường.

Frank cho biết: “Hành động gần như chạy trong khi ngủ như vậy là không bình thường. Bởi vì trong não có một cơ chế giúp chủ động làm tê liệt cơ thể từ phần cổ trở xuống. Nó là thứ khiến bạn tránh làm những điều không hay khi đang chìm trong giấc mơ”.

Cấu trúc đó được gọi là pons, nằm trên thân não. Tổn thương pons có thể gây “đoản mạch” khả năng làm tê liệt cơ thể khi đang ngủ.

Vào những năm 1970, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu phần thân não của mèo nhà bị tổn thương thì sẽ khiến cho chúng vận động nhiều hơn trong khi ngủ. Ví dụ như: những con mèo trong nghiên cứu đã ngẩng đầu, cử động chân và thậm chí nhảy xa.

Tổn thương pons do rối loạn thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm tê liệt cơ thể khi ngủ. Đối với con người, sự gia tăng đáng kể triệu chứng giật mình trong khi ngủ có thể là một dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson. Nếu thấy điều tương tự ở chú chó của mình, bạn nên đưa nó đến gặp bác sĩ thú y.

Đối với con người, giấc ngủ REM có vai trò củng cố trí nhớ và có một số bằng chứng cho thấy điều này cũng xảy ra tương tự ở động vật.

Trong một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên tạp chí Neuron, các nhà nghiên cứu đã quan sát hoạt động sóng não ở những con chuột đang ngủ và đưa đến kết luận rằng chúng đang phát lại các sự kiện trong ngày ở khoảng thời gian này. Khi lũ chuột chạy trong một mê cung tròn trước khi chìm sâu vào giấc ngủ, chúng dường như đã lặp lại các hiểu biết ít ỏi có được trong mê cung khi đang say ngủ. Vào năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports cho thấy chó có thể sử dụng thời gian ngủ trưa của chúng để củng cố những ký ức thiết lập được trong khi tỉnh.

Marc Bekoff, giáo sư danh dự về sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Colorado, cho biết những họ hàng hoang dã của chó cũng bộc lộ những hành vi tương tự khi ngủ.

Những con chó tham gia nghiên cứu sẽ bắt đầu học cách làm theo khẩu lệnh mới. Một tuần sau buổi huấn luyện đầu tiên, những chú chó ngủ sau buổi huấn luyện (thay vì tiếp tục chơi đùa) cho thấy khả năng thực hiện nhiệm vụ có liên quan tốt hơn so với những đồng loại ở nhóm đối chứng.

“Chẳng có lý do gì để không thử tin rằng những chú chó trong khi ngủ vẫn hồi tưởng lại một số trải nghiệm trước đó”, theo Marc Bekoff, giáo sư danh dự về sinh thái học và sinh học tiến hóa tại Đại học Colorado Boulder.

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?
"Thôi nào sếp! Tắt tivi và đi ngủ nào"
, Ellie, một chú chó săn lông ngắn Đức 6 tuổi.

Hành vi này cũng xảy ra ở những người họ hàng xa của chó. Giáo sư Bekoff đã dành vô số giờ để nghiên cứu thực địa, chẳng hạn như quan sát những con sói và chó sói đồng cỏ đang ngủ. Ông cho biết tất cả chúng đều có hành vi tương tự những chú chó cưng trong nhà.

Nhưng ngay cả khi chó nhà, sói và chó sói đồng cỏ có thể hồi tưởng về các sự kiện trong khi ngủ, thì kết quả có được vẫn có chút sai khác giấc mơ của con người. “Chúng ta mơ thấy những thứ khác biệt, nhưng đối với loài chó, đó không phải là lĩnh vực khả năng của chúng”, Frank, giáo sư bang Washington cho biết.

Mặc dù loài chó không có thị lực tốt nhất thế giới, nhưng chúng lại có khứu giác rất phi thường. “Tôi nghĩ rằng có một số phạm vi giác quan sẽ phù hợp với nội dung trí tuệ. Tôi luôn tự hỏi rằng phải chăng giấc mơ của những chú chó là thế giới mà chúng đã ngửi được?”

Nhà triết học David M. Peña-Guzmán, phó giáo sư tại Đại học bang San Francisco cho biết: Có vẻ những chủ thú cưng ngày nay đặc biệt chú ý đến đời sống giấc ngủ của “những người bạn đồng hành”, nhưng thực ra sự quan tâm này đã bắt nguồn từ thời cổ đại.

Peña-Guzmán tiết lộ: “Có những đề cập đến giấc mơ của động vật trong tác phẩm của Aristotle và một vài triết gia Hy Lạp khác”.

Con người vẫn thích suy đoán về giấc mơ của những con vật gần gũi với họ, chẳng hạn như chó và ngựa, ông nói. Peña-Guzmán lưu ý rằng việc dành nhiều thời gian cho một loài động vật đã được thuần hóa sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung chúng là những sinh vật với đời sống nội tâm phong phú. Các loài không được con người chú ý, chẳng hạn như ếch và côn trùng, có xu hướng bị bỏ qua trong các tài liệu cổ.

Tại sao thỉnh thoảng chó lại có hiện tượng co giật trong khi ngủ?
Mason, 3 tuổi, một chú chó lai Labrador, thích nằm tựa lưng vào chủ nhưng rất ghét đắp chăn.

Tại sao một triết gia lại quan tâm đến giấc mơ của động vật? Trong cuốn sách của mình, Peña-Guzmán lập luận rằng khả năng mơ cho thấy một con vật đạt được ý thức nhất định. Và khi chúng ta nhận ra ý thức của một con vật, chúng ta có thể sẽ đánh giá cao khả năng đó, tin rằng chúng xứng đáng được đối xử tôn trọng, ông viết.

Và Peña-Guzmán đã tìm thấy những giấc mơ như thế ở vương quốc động vật. Ông mô tả một con bạch tuộc đang ngủ với màu sắc biến chuyển như kính vạn hoa, mà một số nhà khoa học coi đó là bằng chứng của giấc ngủ REM. Ông đã viết về những con chim sẻ vằn với hoạt động não trong khi ngủ của chúng tương tự như khi đang cất tiếng hót. Ngoài ra, Peña-Guzmán cũng cho rằng cá có thể mơ.

Peña-Guzmán thừa nhận rằng không phải tất cả các nhà khoa học về động vật đều đồng ý với kết luận của ông về những giấc mơ, nhưng có một điều rõ ràng là: Chúng ta có rất nhiều điều để tìm hiểu về giấc mơ của các loài động vật.

“Trong giấc mơ, bạn thực sự thấy sức mạnh của trí óc trong công việc. Đó là một lời nhắc nhở thật sự mạnh mẽ về việc chúng ta đã đánh giá thấp, thiếu hiểu biết các loài động vật và mức độ trí óc chưa được khám phá của chúng”, Peña-Guzmán nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Tại sao nhà soạn nhạc Beethoven lại bị điếc?

Ludwig van Beethoven là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Ông là một hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang thời kỳ âm nhạc lãng mạn.

Đăng ngày: 31/05/2022
Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Vì sao người Nhật thực hiện nghi thức tang lễ cho một cây măng tre?

Kyoto nổi tiếng là thành phố văn hóa nhất ở Nhật Bản, nơi mọi người đều cảm thấy việc sống hài hòa và tôn trọng thiên nhiên là điều tất nhiên.

Đăng ngày: 28/05/2022
Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Tại sao con người nói được mà vượn thì không?

Con người có một trình tự duy nhất của hai axit amin trong gene FOXP2 nằm trên nhiễm sắc thể số 7. Gene FOXP2 này điều chỉnh sự phát triển của các cấu trúc não quan trọng đối với các cử động của giọng nói giúp có thể nói được.

Đăng ngày: 28/05/2022
Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Vì sao xem video sắp xếp đồ đạc lại gây nghiện?

Thời gian gần đây, các video về sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh hay phòng chứa đồ ngày càng trở thành xu hướng nổi bật trên nền tảng TikTok.

Đăng ngày: 27/05/2022
Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Vì sao không nên cho trẻ sơ sinh uống sữa bò?

Chuyên gia tại Bệnh viện Nhi Cincinnati giải thích lý do không nên dùng sữa bò thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tại sao con người thấy ngọn núi ở phía xa lại có màu xanh?

Tuy ánh sáng tím là ánh sáng có bước sóng ngắn nhất nhưng ánh sáng xanh mới là ánh sáng con người nhìn thấy nhiều nhất khi nhìn ra xa các ngọn núi.

Đăng ngày: 26/05/2022
Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Tại sao người châu Phi lại ăn loài ếch khổng lồ cực độc này?

Những con ếch khổng lồ được xem là món ngon ở Namibia nhưng việc ăn chúng sẽ khiến thực khách có nguy cơ bị suy thận và nóng rát ở niệu đạo.

Đăng ngày: 25/05/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News