Loại tàu ngầm bí ẩn của Nga mà phương Tây luôn "khao khát"

Cho đến nay, thông tin về tàu ngầm lặn sâu AS-31 Losharik của Nga vẫn được giữ bí mật tối đa khiến nó càng thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là phương Tây.

Độ sâu tối đa mà tàu ngầm AS-31 có thể lặn tới, lớn gấp 3 lần so với độ sâu của tàu ngầm Los Angeles của Mỹ.

Loại tàu ngầm bí ẩn của Nga mà phương Tây luôn khao khát
Là tàu ngầm do thám, tàu ngầm AS-31 Losharik gây tò mò với truyền thông phương Tây vì có quá ít thông tin về vũ khí này. (Nguồn: Twitter)

Năm 2012, Hải quân Nga đã thử nghiệm tàu ngầm AS-31 ở độ sâu từ 2 đến 2,5km, trong khi tàu ngầm Los Angeles của Hải quân Mỹ chỉ lặn được ở độ sâu 1 km.

Nhờ có cấu tạo đặc biệt mà tàu ngầm AS-31 Losharik có được những tính năng vượt trội. Thân tàu được thiết kế bằng 7 quả cầu titan, giúp gia tăng khả năng chống chịu của tàu. Chức năng chính của tàu là hoạt động dưới đáy sâu của đại dương.

Theo nhận định của giới chuyên gia, nhờ có đặc tính nhẹ và cứng của titan, nên tàu ngầm Losharik có thể chịu được áp suất lớn của nước.

Sở dĩ tàu ngầm AS-31 mang tên Losharik là bởi vì hình dạng bên ngoài của tàu rất giống một nhân vật trong phim hoạt hình cùng tên vốn là một kị binh được ghép từ những quả cầu nhỏ.

Tàu ngầm AS-31 Losharik thuộc dự án 210, được khởi đóng vào năm 1988 do thiếu kinh phí, mãi tới 2003 dự án mới được khởi động.

Là tàu ngầm do thám, tàu ngầm AS-31 Losharik gây tò mò với truyền thông phương Tây vì có quá ít thông tin về vũ khí này. Tàu ngầm AS-31 sẽ đảm nhiệm những trọng trách đặc biệt và không trang bị vũ khí.

AS-31 là tàu ngầm loại nhỏ, có chiều dài gần 60m, lượng choán nước 2.100 tấn. Trong khi lượng choán nước của tàu ngầm Ohio của Mỹ là 18.750 tấn, của tàu ngầm Belgorod của Nga là 17.000 tấn.

Dư luận thế giới chỉ biết đồn đoán và đưa ra những giả thiết khác nhau về chức năng và nhiệm vụ của tàu ngầm AS-31 Losharik.

Có dư luận cho rằng tàu ngầm AS-31 được sử dụng để tiếp cận các tuyến cáp quang Internet nằm dưới đáy đại dương. Tuyến cáp quang rất dễ bị tổn thương, một dây cáp bị đứt có thể dẫn đến gián đoạn thông tin nghiêm trọng và để khai thác thông tin từ tuyến cáp quang đó phải cần đến những thiết bị chuyên dụng.

Năm 2019 trên tàu ngầm AS-31 xảy ra hỏa hoạn, từ đó đến nay tàu được đưa vào sủa chữa và sẽ trở lại hoạt động vào năm 2025.

Khi xảy ra hỏa hoạn, tàu AS-31 đang tiến hành đo đạc đáy biển trên vùng lãnh hải của Nga. Được biết, đám cháy bùng phát sau một tiếng nổ lớn trong khoang ắc quy của tàu. Thời điểm xảy ra hỏa hoạn, tàu đang ở độ sâu 300m. Trong số 25 thủy thủ có 14 người hy sinh, đáng chú ý các thủy thủ đều là những sĩ quan.

Các chuyên gia phương Tây lưu ý rằng trong 14 sĩ quan của tàu AS-31 thiệt mạng thì có đến 7 người là sĩ quan cấp tá, điều này càng khiến dư luận nghi ngờ rằng nhiệm vụ mà tàu ngầm AS-31 đang tiến hành là rất nguy hiểm và quan trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nga chế tạo vũ khí laser làm

Nga chế tạo vũ khí laser làm "mù" vệ tinh gián điệp

Vũ khí laser có khả năng che chắn một phần lớn lãnh thổ Nga khỏi tầm nhìn của các vệ tinh trên bầu trời.

Đăng ngày: 02/08/2022
Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng một lần cho ngư lôi tầm xa

Trung Quốc phát triển lò phản ứng hạt nhân dùng một lần cho ngư lôi tầm xa

Một nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết họ đã hoàn tất thiết kế ý tưởng lò phản ứng hạt nhân nhỏ, chi phí thấp, có thể đưa các ngư lôi băng qua Thái Bình Dương trong khoảng một tuần.

Đăng ngày: 26/07/2022
NASAMS - Hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân được Hoa Kỳ dùng để bảo vệ Washington, D.C

NASAMS - Hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân được Hoa Kỳ dùng để bảo vệ Washington, D.C

NASAMS viết tắt của National/Norwegian Advanced Surface to Air Missile System là một hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tiên tiến được Hoa Kỳ triển khai để bảo vệ thủ đô Washington, D.C.

Đăng ngày: 25/07/2022
Lửa Hy Lạp - Vũ khí bí mật của đế chế Đông La Mã

Lửa Hy Lạp - Vũ khí bí mật của đế chế Đông La Mã

Lửa Hy Lạp là một trong những phát minh quân sự có ảnh hưởng nhất lịch sử nhưng công thức của nó vẫn còn là bí ẩn cho đến nay.

Đăng ngày: 24/07/2022
Tại sao xe tăng Đức thời Thế chiến II lại có lớp vỏ sần sùi như vậy?

Tại sao xe tăng Đức thời Thế chiến II lại có lớp vỏ sần sùi như vậy?

Xe tăng, pháo tự hành hay phương tiện bọc thép của Đức thời Thế chiến II có một vẻ ngoài rất đặc trưng, đó là những đường gân nổi trên bề mặt.

Đăng ngày: 17/07/2022
10 phương tiện quân sự kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới

10 phương tiện quân sự kỳ lạ nhất trong lịch sử thế giới

Dưới đây là 10 phương tiện quân sự có thiết kế khá lạ mắt thậm chí là kỳ dị nhưng tính thực chiến của nhiều trong số những cỗ xe này đã được lịch sử kiểm chứng.

Đăng ngày: 17/07/2022
Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Đứt lìa 1 cánh, tiêm kích F-15 thoát hiểm ngoạn mục: Choáng váng, không thể tin nổi

Khi cố gắng khóa bắn chiếc tiêm kích F-15 kia, phi công A-4 Skyhawk đã cơ động và kéo cao mà không biết rằng chú " Đại bàng" của Nedivi đang bay ở ngay phía trên. Và thế là...

Đăng ngày: 12/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News