Nhà máy sản xuất thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới

Nhà máy của Future Meat ở Rehovot biến sản xuất thịt nhân tạo nuôi cấy từ tế bào thành hiện thực và không cần qua khâu giết mổ.

Nhà máy sản xuất thịt nhân tạo đầu tiên trên thế giới
Bên trong nhà máy sản xuất thịt nhân tạo ở Rehovo. Ảnh: Future Meat.

Cơ sở sản xuất thịt nuôi cấy quy mô công nghiệp đầu tiên trên thế giới mở cửa ở thành phố Rehovot, nơi đặt Viện Khoa học Weizmann và Trường Đại học Do Thái Jerusalem, theo thông báo hôm 24/6 của công ty khởi nghiệp Future Meat Technologies. Với công suất 500 kg thịt nhân tạo một ngày, tương đương 5.000 chiếc hamburger, cơ sở này đang hiện thực hóa sản xuất thịt từ tế bào không qua giết mổ.

"Việc khánh thành nhà máy đánh dấu bước tiến quan trọng trong lộ trình ra thị trường của Future Meat, đóng vai trò quan trọng giúp đưa sản phẩm của công ty ra thị trường năm 2022", Rom Kshuk, giám đốc điều hành của Future Meat Technologies, cho biết.

Hiện nay, nhà máy có thể sản xuất thịt gà, thịt lợn và thịt cừu và sắp tới là thịt bò mà không sử dụng huyết thanh động vật hoặc biến đổi gene. Công nghệ độc đáo của Future Meat Technologies đảm bảo chu kỳ sản xuất nhanh gấp khoảng 20% so với chăn nuôi truyền thống. Theo giáo sư Yaakov Nahmias, nhà sáng lập kiêm giám đốc khoa học công ty, nhà máy ra đời sau khi các nhà nghiên cứu chứng minh thịt nhân tạo có thể đạt giá bán tương đương thịt thông thường nhanh hơn dự đoán trên thị trường.

"Mục tiêu của chúng tôi là biến thịt nhân tạo thành sản phẩm có chi phí phải chăng cho mọi người, đồng thời cam đoan sản xuất thức ăn ngon vừa lành mạnh vừa bền vững, đảm bảo tương lai cho các thế hệ mai sau", Nahmias nói.

Quy trình sản xuất thịt nhân tạo của Future Meat ít thải khí nhà kính hơn 80%, tiết kiệm đất hơn 99% và tiết kiệm nước hơn 96% so với phương pháp truyền thống. Công ty hy vọng các sản phẩm của họ sẽ lên kệ ở Mỹ vào năm 2022.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành gia xem Euro 2020 như thế nào?

Phi hành gia xem Euro 2020 như thế nào?

Thomas Pesquet, phi hành gia người Pháp vừa chia sẻ trên Twitter cá nhân khoảnh khắc xem giải đấu Euro 2020 ngoài trạm vũ trụ vào ngày 24/6.

Đăng ngày: 27/06/2021
Phát hiện hơn 40.000 virus mới trong ruột người

Phát hiện hơn 40.000 virus mới trong ruột người

Nghiên cứu mới có thể giúp phát triển các cách điều trị dựa vào thể thực khuẩn - loại virus chuyên tấn công vi khuẩn và vô hại với người.

Đăng ngày: 27/06/2021
Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Tống Nhục Tông: Lễ trừ tà cho người chết vì treo cổ với quy tắc kỳ lạ

Người xưa cho rằng những người chết vì treo cổ là những cái chết đau đớn nhất, linh hồn sẽ không được siêu thoát mà sẽ để lại oán khí và quậy phá người còn sống.

Đăng ngày: 25/06/2021
Loại bia đen kỳ dị được làm từ chất thải của ngỗng

Loại bia đen kỳ dị được làm từ chất thải của ngỗng

Ngoài những sản phẩm có chứa các thành phần nguyên liệu kỳ lạ khác, nhà máy bia ở Phần Lan còn chuẩn bị đưa ra thị trường món bia lạ làm từ... chất thải của ngỗng.

Đăng ngày: 25/06/2021
Ba tàu du lịch nối đuôi nhau

Ba tàu du lịch nối đuôi nhau "bay" ở ngoài khơi cộng hòa Síp

Ba tàu du lịch đã nối đuôi nhau “bay” trên bờ biển ngoài khơi Cyprus khiến nhiều người dân địa phương ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 25/06/2021
Top 7 điều ngộ nhận về an toàn hạt nhân

Top 7 điều ngộ nhận về an toàn hạt nhân

Năng lượng hạt nhân là một ngành khoa học phức tạp nên xuất hiện nhiều điều ngộ nhận về nó trong dư luận xã hội.

Đăng ngày: 25/06/2021
Ai là nhà khoa học hiện đại đầu tiên?

Ai là nhà khoa học hiện đại đầu tiên?

Để tìm ra nhà khoa học hiện đại đầu tiên, chúng ta dường như sẽ phải " du hành ngược thời gian" xa hơn và cần có nhiều căn cứ chứng thực.

Đăng ngày: 24/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News