Nhà nghiên cứu dự đoán nguy cơ xảy ra siêu động đất tại Nam Á

Frank Hoogerbeets, nhà nghiên cứu từng dự báo loạt trận động đất siêu lớn xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hồi đầu tháng 2 cho rằng, xác suất về một cơn địa chấn tương tự ở khu vực Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan là rất nhỏ, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra.

Phỏng đoán này dựa trên việc nghiên cứu sự di chuyển của các hành tinh và ảnh hưởng của chúng. Trên trang cá nhân Twitter, nhà nghiên cứu hình học không gian người Hà Lan Frank Hoogerbeets dự báo rằng một trận động đất mạnh hơn 7,5 độ sẽ xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Dự báo này của ông xảy ra trong thực tế 3 ngày sau đó. Hôm 6/2, 4 siêu chấn động làm rung chuyển 2 quốc gia Trung Đông, khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng, và thiệt hại vẫn đang gia tăng.


Nhà nghiên cứu Hà Lan Frank Hoogerbeets trong cuộc trao đổi với India Today.

Frank Hoogerbeets hiện đang làm việc tại Viện Khảo sát Hình học Hệ Mặt trời (SSGEOS), nơi theo dõi hình học không gian của các thiên thể liên quan tới hoạt động địa chấn. Những dự báo của nhà nghiên cứu này tiếp tục gây tranh cãi sau đó ít ngày khi cho rằng, khu vực Nam Á gồm các nước Ấn Độ, Pakistan và Afghanistan có khả năng hứng chịu các thảm họa tương tự trong tương lai. Trong cuộc phỏng vấn riêng với kênh truyền hình India Today của Ấn Độ, chuyên gia này cho rằng, các cảnh báo của ông dựa trên các quan sát và tính toán xác suất. Khả năng xảy ra tuy nhỏ nhưng không thể loại trừ.

“Lý do để tôi đưa ra dòng tweet ngày 3/2 dựa trên nghiên cứu mở rộng mà tôi đã thực hiện. Nghiên cứu dựa trên các trận động đất chết người trong quá khứ đã tấn công khu vực này. Vào ngày 3/2, một số hoạt động địa chấn đã được quan sát thấy trong khu vực. Tôi nghĩ tôi nên cảnh báo mọi người rằng một trận động đất mạnh có thể sớm tấn công khu vực này. Tuy nhiên, tôi không biết nó sẽ xảy ra chỉ ba ngày sau đó”, ông nói.

Tuy nhiên, các lý thuyết về động đất chưa từng được thừa nhận rộng rãi. Cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ khẳng định không nhà khoa học nào “từng dự báo thành công về một trận động đất lớn”. Bản thân nhà nghiên cứu Hà Lan cũng thừa nhận điều này. Ông cho biết phương pháp nghiên cứu của mình hiện cũng gây tranh cãi. Ông và các đồng nghiệp thực hiện nghiên cứu sâu rộng về các trận động đất trong quá khứ và xem xét cụ thể vị trí của các hành tinh. Họ cố gắng tìm ra một mô hình và sử dụng mô hình đó để dự đoán các trận động đất lớn hơn trong tương lai.

Tới thời điểm này, Hoogerbeets cho rằng nó hoạt động rất hiệu quả. Vấn đề trong cách tiếp cận của Hoogerbeets và các đồng nghiệp là mô hình dự báo của họ có tích hợp sự chuyển động của các hành tinh. Giới khoa học chưa từng thừa nhận việc các hành tinh có ảnh hưởng tới nguy cơ động đất trên Trái đất. Nhưng nhóm nghiên cứu vẫn khẳng định rằng các hành tinh có ảnh hưởng thực sự tới Trái đất.

Frank Hoogerbeets tiếp tục gây tranh cãi khi trong một video mới nhất, chuyên gia này dự báo một trận động đất lớn sẽ xảy ra tại khu vực Nam Á, kéo dài từ Afghanistan, qua Pakistan tới Ấn Độ. Các dư chấn của nó thậm chí còn cảm nhận được tại khu vực Ấn Độ Dương. Dự báo này lập tức gây xôn xao trên không gian mạng và trong giới khoa học. Nhiều người đã phản bác việc đưa ra dự báo chính xác về khả năng xảy ra động đất tại một khu vực nhất định. Hoogerbeets cũng giải thích điều này trong cuộc trao đổi với India Today.

“Có một chút nhầm lẫn vì trong dự báo, chúng tôi đã giải thích dải màu tím. Điều đó không có nghĩa là vùng đứt gãy. Nó không có nghĩa là sẽ có một trận động đất bắt đầu từ Afghanistan và kéo dài đến Ấn Độ Dương. Nó chỉ đơn thuần là một biến động khí quyển khác, đánh dấu những khu vực có khả năng xảy ra một trận động đất lớn hơn. Đó có thể là Afghanistan hoặc Pakistan hoặc có thể nếu nó xảy ra về phía đông một chút, có thể ở Ấn Độ như năm 2001, nhưng không có gì chắc chắn”, ông Frank Hoogerbeets nói.

Nhà phân tích Hoogerbeets cho biết thêm, cần xem xét vị trí của các hành tinh và Mặt Trăng, sau đó cô lập các khung thời gian quan trọng như nhóm nghiên cứu đã làm từ ngày 4 đến 6/2. Sau đó, cần xem xét các dao động của khí quyển, từ đó đưa ra khả năng về nơi có thể xảy ra hoạt động địa chấn lớn.

Ngay sau khi thông tin này được công bố, Cục Khí tượng Thủy văn Pakistan đã bác bỏ khả năng xảy ra một trận động đất lớn tại khu vực Afghanistan - Pakistan. Phản ứng trước việc này, ông Hoogerbeets cho rằng, thông tin này không hẳn là một tuyên bố. Nhóm nghiên cứu chưa bao giờ nói điều đó sẽ xảy ra, nhưng khu vực này có xác suất xảy ra động đất lớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn trơ đáy, khiến hòn đảo 1000 năm tuổi giữa hồ lộ diện toàn bộ

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn trơ đáy, khiến hòn đảo 1000 năm tuổi giữa hồ lộ diện toàn bộ

Hồ Bà Dương khô nứt dưới ảnh hưởng của nắng nóng kỷ lục khiến hòn đảo 1.000 năm tuổi nằm giữa hồ phát lộ hoàn toàn.

Đăng ngày: 20/05/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 15/05/2025
“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái Đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Đăng ngày: 13/05/2025
Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời

Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời

Những vệt trắng do quá trình bay để lại trên bầu trời sẽ khiến tình trạng ấm lên toàn cầu của thế giới tăng gấp 3 lần vào năm 2050.

Đăng ngày: 13/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News