Nhà nghiên cứu sóng hấp dẫn người Anh qua đời trước giải Nobel
Nhà khoa học Ronald Drever không kịp chứng kiến khoảnh khắc nghiên cứu sóng hấp dẫn mà ông tham gia đoạt giải thưởng danh giá.
Ronald Drever, nhà vật lý Scotland, người góp phần quan trọng chế tạo thiết bị dò sóng hấp dẫn qua đời tháng 3 năm nay với chứng suy giảm trí tuệ và không thể chứng kiến khoảnh khắc nghiên cứu này giành giải Nobel, theo Telegraph.
Giáo sư Drever sẽ không buồn vì bỏ lỡ giải thưởng, John Drever, cháu của ông cho biết. "Bác Ronald là một nhà khoa học chân chính và luôn tập trung vào mục tiêu dự án, việc phát hiện ra sóng hấp dẫn lúc còn sống đã là phần thưởng tuyệt vời nhất", anh xúc động nói.
Sóng hấp dẫn được Albert Einstein tiên đoán từ hơn 100 năm trước. Theo đó, khi các vật thể lớn như hố đen va chạm sẽ tạo ra những sóng lan tỏa khắp vũ trụ trong trường không gian - thời gian.
Giáo sư Ronald Drever qua đời vài tháng trước ngày công bố giải Nobel Vật lý 2017. (Ảnh: Telegraph).
Một tỷ năm trước, vụ va chạm khủng khiếp xảy ra giữa hai hố đen đã giải phóng mức năng lượng lớn gấp 50 lần tất cả các ngôi sao cộng lại. Ngày 14/9/2015, những gợn sóng do vụ va chạm tạo ra cuối cùng cũng chạm đến Trái Đất và được Đài quan trắc sóng hấp dẫn bằng giao thoa kế laser (LIGO), thiết bị dò sóng mạnh nhất thế giới, ghi nhận. Giới khoa học ca ngợi sự kiện này là bước đột phá lớn nhất thế kỷ.
Drever bắt đầu tìm kiếm sóng hấp dẫn từ năm 1970, khi đang nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đại học Glasgow. Ông tham gia thiết kế những mẫu thử đầu tiên của thiết bị, một giao thoa kế có thể dò sóng nhờ sử dụng những tia laser bật lại giữa các tấm gương. Năm 1978, Drever chế tạo bản thử nghiệm với kích thước lớn hơn gấp đôi các thiết bị trước đây.
"Những năm 1970, tôi cùng làm việc với Ronald Drever để chế tạo một trong những thiết bị dò sóng hấp dẫn đầu tiên trên thế giới", giáo sư James Hough đến từ khoa Vật lý Thiên văn thuộc Đại học Glasgow kể lại.
Năm 1979, Drever được mời vào Viện Công nghệ California với vai trò là giáo sư vật lý và có nhiệm vụ lập một nhóm nghiên cứu để tiến hành các thí nghiệm về sóng hấp dẫn. Nhóm của ông làm việc cùng nhà khoa học Rainer Weiss đến từ Viện Công nghệ Massachusetts để chế tạo LIGO những năm 1980.
Rainer Weiss cùng hai nhà khoa học Barry Barish và Kip Thorne, các thành viên trong nhóm LIGO được vinh danh trong lễ công bố giải Nobel Vật lý 2017 hôm qua, nhưng Ronald Drever đã lỡ mất giải thưởng cao quý đó.
"Thật đáng buồn khi Ronald Drever, một trong những người tiên phong về sóng hấp dẫn, lại không thể chứng kiến phát hiện mang tính đột phá này giành được vinh dự to lớn", Mark Hannam, giáo sư khoa Vật lý Thiên văn thuộc Đại học Cardiff, chia sẻ.
"Tuy nhiên, ông ấy đã chứng kiến khoảnh khắc con người lần đầu tiên dò thấy sóng hấp dẫn năm 2015, và tôi biết ông ấy cực kỳ xúc động", Hannam nói thêm.
Drever từng là chủ tịch Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh, được bầu vào Hiệp hội Hoàng gia Edinburg, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ, Hiệp hội Vật lý Mỹ. Ông cũng từng nhận giải Einstein do Hiệp hội Vật lý Mỹ trao tặng năm 2007.

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla
Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ
Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Cuộc sống lập dị của 11 thiên tài thế giới
Các thiên tài thường có tính cách rất quái dị. Một vài người trong số họ có những thói quen lập dị như sơn móng tay màu hồng, sống phiêu bạt, không ăn đậu,... để tìm kiếm tri thức và theo đuổi những ý tưởng vĩ đại.

Êđixơn - cậu học sinh dốt nát và tâm thần!?
"Vì sao gà mái có thể ấp ra gà con được? Ta có thể ấp ra gà con được không?"... Ồ kìa! Êđixơn đang nằm sấp trên đống rơm ấp gà con. Mọi người biết chuyện đều cười rũ rượi, và coi cậu là một đứa trẻ ngốc nghếch!

Thời thơ ấu của những thiên tài vĩ đại
Tác giả của những phát minh vĩ đại, những đóng góp to lớn cho lịch sử nhân loại. Newton, Einstein, Napoleon được cả thế giới biết đến như những người hùng thực sự. Tuy nhiên đằng sau sự tài năng đó, họ ẩn chứa những tuổi thơ bình dị hay khác thường mà chúng ta rất đáng tìm hiểu.
