Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng

Ở Tiền Giang, ông Lê Phước Lộc, sinh năm 1957, tại xã An Hữu (huyện Cái Bè) được mọi người gọi bằng cái tên trìu mến “nhà sáng chế miệt vườn".

Ông là tác giả của chiếc kéo cắt tỉa cành cây đa năng, đắc dụng đối với bà con vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản.

Sáng chế này đã được Bộ Công Thương công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.

Hiện nay, sáng chế này đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và đang bán rộng rãi trên cả nước, được các nhà vườn rất ưa chuộng.

Chiếc kéo cắt tỉa đa năng có kết cấu đơn giản nhưng hiệu quả, có nhiều kích cỡ khác nhau. Chiếc kéo này có khả năng hỗ trợ thu hoạch trái cây ở trên cao, cắt tỉa cành nhánh vô hiệu xa ngoài tầm tay với.

Đối với việc cắt tỉa cành nhánh vô hiệu, kéo có thể cắt tỉa cành đường kính 10mm, cắt tỉa trái cây có múi như cam, bưởi... bị dị tật, không hiệu quả, để tập trung cho những trái tốt, chất lượng.

Đối với khâu thu hoạch trái trên cao, nông dân chỉ cần gắn thêm một cái vợt hứng trái vào đầu kéo cắt tỉa, phía dưới lưỡi cắt.

Khi cắt, đưa kéo lên cuống trái, tay phải bóp cần kéo truyền động lên lưỡi kéo cắt sắc gọn, trái rơi vào vợt hứng rất êm ái, không trầy xước...

Kéo có thể dùng để thu hoạch hầu hết các loại trái cây chủ lực trong nước như: Mãng cầu, cam, vải, nhãn, bưởi, chôm chôm, hồng xiêm, bơ…

Đối với những quả to như bưởi, dừa, có thể không cần dùng vợt hứng mà kéo vừa cắt và kẹp chặt cuống trái đưa xuống rất nhẹ nhàng, tiện dụng.

Nhà sáng chế miệt vườn và cây kéo cắt tỉa cành cây đa năng
Ông Lê Phước Lộc trình diễn cách sử dụng kéo cắt tỉa đa năng. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN).

Ông Nguyễn Văn Hiếu, nhà vườn ở huyện Cai Lậy là một trong những khách hàng ưa chuộng chiếc kéo cắt tỉa đa năng do “nhà sáng chế miệt vườn” Lê Phước Lộc sản xuất ra.

Ông Hiếu có 2.000m2 đất trồng chuyên canh mít Thái siêu sớm. Do giống mít này năng suất cao, quả đậu dày nên rất cần cắt tỉa bớt cành nhánh, vô hiệu cũng như tỉa thưa trái non, để lại trên cành trái to, đẹp, giúp cây sung mãn, kéo dài tuổi thọ.

Ông Hiếu mua ba chiếc kéo cắt tỉa đa năng có độ dài khác nhau nhằm tỉa thưa trái non và tỉa cành vô hiệu ở những độ cao thấp phù hợp.

Ông Hiếu cho biết, nhờ có chiếc kéo cắt tỉa đa năng, công việc tỉa thưa trái và cắt bỏ cành vô hiệu rất thuận lợi, dễ dàng.

Vườn cây sung mãn, cho năng suất cao. Năm 2017, ông thu khoảng 6 tấn quả, bán giá bình quân 30.000 đồng/kg, thu 180 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi khoảng 130 triệu đồng. Nhờ vườn mít, gia đình ông trở nên giàu có ở vùng nông thôn Cai Lậy.

Kỹ sư Phạm Việt Hồng, Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang đánh giá cao chiếc kéo cắt tỉa đa năng do ông Lê Phước Lộc sáng chế.

Ông Hồng cho rằng, đây là dụng cụ hết sức hữu ích đối với nhà vườn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nói về sản phẩm độc đáo, hữu ích và cần thiết đối với nhà vườn của mình, ông Lê Phước Lộc bộc bạch, ông có vườn trồng chuyên canh bưởi nên rất trăn trở đối với việc cơ giới hóa trong cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, vừa để giải phóng sức lao động cho nông dân vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản nói chung và trái cây Tiền Giang nói riêng.

Sẵn có niềm đam mê cơ khí, thích tìm tòi, học hỏi nên ông đã sáng chế chiếc kéo cắt tỉa đa năng giúp nông dân Đồng bằng sông Cửu Long nâng cao hiệu quả thâm canh vườn cây ăn trái.

Để có sản phẩm chất lượng, độc đáo, được tín nhiệm, ông đã trải qua nhiều năm nghiên cứu, sáng chế, cải tiến, khắc phục nhược điểm để hoàn thiện chiếc kéo cắt tỉa đa năng kể trên.

Hiện nay, trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông Lê Phước Lộc sản xuất và cung ứng thị trường trong nước khoảng 20.000 chiếc kéo. Người tiêu dùng trong nước rất ưa chuộng sản phẩm kéo cắt tỉa đa năng này.

Bán với giá bình quân 200.000 đồng/chiếc, mỗi năm cơ sở của ông thu về khoảng 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cơ sở sản xuất kéo cắt tỉa đa năng của ông còn giúp giải quyết việc làm cho trên 20 lao động nông thôn với thu nhập ổn định.

Việc làm hữu ích của ông Lê Phước Lộc rất đáng biểu dương, qua đó kích thích niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nữ sinh trung học chế

Nữ sinh trung học chế "thuốc" sát khuẩn 3 trong 1 từ dược liệu tự nhiên

Không chỉ sát khuẩn, dung dịch của hai bạn còn có tác dụng cầm máu, làm mờ sẹo và kích thích hình thành da mô mới.

Đăng ngày: 06/08/2018
Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm

Giấy chỉ thị nghệ vàng và bắp cải tím nhận biết thực phẩm "ngậm" hàn the

Bộ kit phát hiện hàn the trong thực phẩm của các bạn học sinh Huế có giá thành rẻ, dễ sử dụng và đặc biệt là "quy trình" sản xuất hết sức đơn giản, ai cũng có thể làm được.

Đăng ngày: 12/07/2018
Màng phủ nano thần kỳ

Màng phủ nano thần kỳ "hô biến" gốm sứ dân dụng thành sản phẩm cao cấp

TS. Lê Quang Tiến Dũng và các cộng sự Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã chế tạo thành công màng mỏng nano TiO2 phủ trên các vật liệu gốm sứ dân dụng như chén, bát, cốc, gạch men...

Đăng ngày: 05/07/2018
Lần đầu tiên Việt Nam tạo vật liệu silicon thông minh

Lần đầu tiên Việt Nam tạo vật liệu silicon thông minh

Dùng vật liệu này thay thế cho lớp sơn thông thường, xe hơi bị trầy xước cũng sẽ tự lành khi đi ra ngoài trời nắng nóng.

Đăng ngày: 05/07/2018

"Trợ lý ảo" cho lái xe của sinh viên Bách Khoa

Ứng dụng này được cập nhật trên hệ điều hành Android hoặc iOS. Theo đó người dùng có thể tải miễn phí thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh.

Đăng ngày: 04/07/2018
Học sinh chế tạo mạch điện thông minh tự động bật tắt đèn theo ánh sáng

Học sinh chế tạo mạch điện thông minh tự động bật tắt đèn theo ánh sáng

Đó là ý tưởng sáng tạo của hai em Nguyễn Minh Quân và Văn Viết Thiên Kim - học sinh trường THCS Chu Văn An, thành phố Huế.

Đăng ngày: 22/06/2018
Cách đơn giản để phòng tránh hỏa hoạn vì chập điện không phải ai cũng biết

Cách đơn giản để phòng tránh hỏa hoạn vì chập điện không phải ai cũng biết

Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả chỉ tập trung nguyên nhân gây hỏa hoạn vì quá tải hay vì chập điện.

Đăng ngày: 20/06/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News