Nhà thiên văn vô tuyến tiên phong ở Úc qua đời ở tuổi 92
Một trong những nhà thiên văn vô tuyến tiên phong ở Úc, ông Owen Bruce Slee, vừa qua đời ở tuổi 92 tại quê nhà.
Ông Owen Bruce Slee tham gia một nhóm các nhà thiên văn có quan điểm ngược lại với nhà thiên văn Sir Fred Hoyle người Anh. Ông được vinh danh bởi Hiệp hội Thiên văn Quốc tế bởi một tiểu hành tinh được đặt theo tên ông, đó là tiểu hành tinh 9391 Slee.
Trong những năm 1950, khi làm việc cùng nhóm nghiên cứu Bernard Mills, ông Slee cùng các đồng nghiệp của mình là Alec Little và Kevin Sheridan đã thực hiện một quan sát và từ đó xảy ra mâu thuẫn với nhà thiên văn Hoyle ở Anh quốc, khi mô hình vũ trụ giãn nở của nhóm ông thay thế cho mô hình vũ trụ với trạng thái ổn định của Hoyle.
Một trong những chiếc kính viễn vọng vô tuyến đầu tiên ở Úc, kính được xây dựng bởi Bruce Slee và Gordon Stanley. (Ảnh: ANTF).
Ông Slee được đào tạo từ thời Chiến tranh thế giới thứ hai, khi ông là một phi công làm việc trong lĩnh vực vô tuyến và radar. Công việc này khiến ông trở nên quan tâm hơn về thiên văn vô tuyến. Khi ông là một trung sĩ làm việc tại trạm radar gần Darwin, ông quan sát được vành nhật hoa của Mặt Trời qua bước sóng vô tuyến ở tần số 200 MHz.
Ông Slee không phải là người duy nhất thực hiện các khám phá vào thời chiến tranh. Vì ông không có cơ hội được học hỏi và trao đổi với những nhà khám phá khác nên những khám phá của ông vẫn là điều bí ẩn.
Khi Tiến sĩ Joe Pawsey thực hiện gia nhập nhóm thiên văn vô tuyến của ông Slee vào Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp của Khối Thịnh vượng chung (CSIRO) vào năm 1946, ông đã chuyển đến Sydney ở cùng gia đình và làm trợ lý kỹ thuật về thiên văn vô tuyến và vật lý.
Chân dung Owen Bruce Slee. (Ảnh: ANTF).
Khi Slee cùng Gordon Stanley và John Bolton làm việc ở CSIRO, họ đã cùng James Hey ở Vương quốc Anh khám phá ra một ngôi sao vô tuyến.
Làm việc ở Anten Yagi tại bờ biển Sydney của vùng Dover Heights, cả ba cùng nhau chứng minh các tín hiệu đến từ chòm sao Cygnus bởi nhiều nguồn khác nhau: Tinh vân Con cua, hai thiên hà va chạm nhau, và hai thiên hà tách biệt nhau.
Slee cũng tham gia vào một dự án quan sát ở Trung Quốc bằng kính viễn vọng Apeture Spherical có đường kính 500m. Những hố 22m giữa các đĩa kính và nối chúng lại với nhau bằng những đường kim loại để khiến cả gương kính trở nên nguyên khối.
Với chiếc anten bên bờ biển, cả ba nhà khoa học cùng nhau tìm tòi từng góc cạnh của khu vực trung tâm Ngân Hà. Khi được tài trợ nguồn vốn, nhóm khoa học gia xây dựng một con mắt hiện đại cho chiếc kính viễn vọng đầy tò mò.
Kính viễn vọng Mills Cross được đặt theo tên kỹ sư trưởng Bernard Mills của nhóm, đã phân loại hơn 2000 tín hiệu vô tuyến, và vô tình kéo nhóm vào cuộc tranh cãi với một trong những tượng đài thiên văn, ông Fred Hoyle từ Đại học Cambridge.
Kính viễn vọng Mills Cross này đã giúp giả thuyết của một trường đại học trở thành thực tế. (Ảnh: ANTF Historic Photograph Archive).
Từ quan điểm của Hoyle, kết quả tính toán của Mills Cross có lẽ đã bị sai. Hoyle lo lắng về kết quả danh sách phân loại của Mills vì nó phản bác lại khảo sát trước đó của nước Anh cho rằng vũ trụ là mô hình tĩnh lặng.
Kết quả của Mills Cross cho thấy các nguồn tín hiệu được xuất phát từ một thiên thể lớn và xa xôi trong vũ trụ đang giãn nở. Lúc này nhóm nhà khoa học người Úc kẹt giữa sự khó xử, vì kết quả của họ khiến kết quả của Cambridge trở nên sai.
Nhà thiên văn Slee tham gia nhiều công việc quan trọng tại các cơ quan khoa học lớn ở Úc: Kính viễn vọng vô tuyến Parkes, Chuỗi kính viễn vọng Culgoora và Chuỗi kính viễn vọng Australia.
Cơ quan về Kính viễn vọng quốc gia Úc, đã nhận xét về ông rằng: "Hơn 70 năm trong nghề, ông đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc mở rộng hiểu biết từ hệ Mặt Trời (ion quyển, nhật hoa Mặt Trời, môi trường liên hành tinh, hiểu biết về Sao Mộc và các sao chổi) đến các thiên hà (pulsar, các loại sao hoạt động khác nhau, những tinh vân bụi khí, môi trường liên thiên hà), hay thậm chí là các thiên thể quasar và các cụm thiên hà".