Nhà Vật lý học lỗi lạc, cha đẻ của cụm từ "hạt của Chúa", đã qua đời ở tuổi 96
Nhà vật lý học nổi tiếng Leon Lederman, người đã giành giải Nobel với nghiên cứu về hạt hạ nguyên tử, cha đẻ của cụm từ "hạt của Chúa", đã qua đời ở tuổi 96 hôm 3/10/2018.
Suốt 7 năm qua, ông đã chống chọi với bệnh tật và với sức khỏe ngày một suy yếu. Thậm chí hồi năm 2015, ông còn phải bán đấu giá giải Nobel của mình để lấy 750.000 USD để trả viện phí.
Leon Lederman sinh năm 1922, lấy bằng cử nhân hóa học tại Đại học Thành phố New York trước khi tham gia nghĩ vụ, tham chiến trong Thế chiến Thứ Hai. Sau cuộc chiến, ông lấy thêm bằng Tiến sĩ ngành vật lý hạt tại Đại học Columbia, cũng tại đó, ông trở thành một nhà nghiên cứu không thể thay thế.
Nhà vật lý Leon Lederman.
Ông trở thành giám đốc Phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Fermi, trực thuộc Đại học Chicago suốt từ năm 1978 tới 1989. Khi ông còn ở Đại học Columbia, ông và cộng sự đã phát hiện ra hạt neutrino có tên là muon, một hạt hạ nguyên tử và là hạt neutrino thứ hai từng được khoa học khám phá ra. Nghiên cứu của họ chứng minh rằng electron không phải là hạt neutrino duy nhất.
Năm 1988, ông Lederman và hai cộng sự, là Melvin Schwartz và Jack Steinberger vinh dự nhận giải Nobel vì những cống hiến trong ngành Vật lý. Đó cũng là khoảng thời gian ông Lederman sử dụng cụm từ "hạt của Chúa" để chỉ hạt Higgs – một trong 17 hạt cơ bản của vật lý hạt. Sau này, máy gia tốc hạt lớn tại CERN chứng minh sự tồn tại của "hạt của Chúa".
Cụm từ ông Lederman sử dụng nhằm nêu bật lên tầm quan trọng của hạt, một khi nó được tìm ra. Ông Lederman không phải là người luận ra sự tồn tại của hạt Higgs, đó là giả thuyết của Peter Higgs và cộng sự đặt ra hồi năm 1964. Năm 2004, Peter Higgs và François Englert đoạt giải Nobel Vật lý nhờ thuyết về hạt Higgs.
Năm 2011, ông Lederman cùng vợ chuyển tới sống tại Idaho nhờ số tiền thưởng từ giải Nobel, nhưng cũng cùng lúc đó, sức khỏe của Lederman ngày một suy giảm. Năm 2015, ông được chẩn đoán là mắc chứng tâm thần phân liệt, cặp vợ chồng già phải bán đi giải Nobel để có tiền chữa bệnh.
Bệnh tật khiến ông phải bán đấu giá giải Nobel của mình để lấy 750.000 USD để trả viện phí.
"Hoàn cảnh thật éo le", bà Ellen, vợ của ông Leon Lederman buồn rầu nói trong một bài phỏng vấn năm 2015. "Mọi chuyện cứ khó khăn dần, tôi ước gì sự tình có thể khác đi được. Nhưng ông ấy vẫn hạnh phúc. Ông vẫn vui vẻ bên chó, mèo và mấy con ngựa trong nhà. Tôi thấy thật may mắn khi ông vẫn luôn bằng lòng với cuộc sống hiện tại".
Cựu giám đốc của Fermilab là John Peoples, người đã làm việc với ông Lederman hơn 40 năm có những lời từ biệt như sau: "Leon đã cho nước Mỹ và cho mọi nhà vật lý học trên thế giới một điểm để bứt phá, một nhà máy có một không hai, một máy gia tốc năng lượng lớn, và những người kế tục ông vẫn tiếp tục nghiên cứu chúng. Leon là người đã tạo nên chúng. Ông là vĩ nhân đã đưa mọi thứ vào quỹ đạo".
Mong nhà vật lý học lỗi lạc an nghỉ.

Thomas Edison & những phát minh vĩ đại
Thomas Edison là nhà khoa học, nhà sáng chế và một thương nhân đã phát minh ra rất nhiều thiết bị có ảnh hưởng tới cuộc sống của chúng ta.

Người đầu tiên tìm ra thuốc điều trị bệnh phong là một nhà khoa học nữ
Alice Augusta Ball sinh ngày 24/7/1892 tại Seattle, Washington, Mỹ có mẹ là bà Laura, một nhiếp ảnh gia và bố là ông James P. Ball, Jr., một luật sư.

Nicolas Copernic (1473 - 1543) Nhà lý thuyết thiên tài: thuyết Vũ trụ Nhật Tâm
Thuyết của Copernic có ưu điểm hơn của Ptolémée là giải thích được sự chuyển động hàng ngày của mặt trời và sao (do chuyển động của trái đất xung quanh chính nó) và chuyển động của mặt trời hàng năm (do sự chuyển động của trái đất quanh mặt trời).

GS Ngô Bảo Châu và bổ đề Langlands
Những ngày gần đây cả dân tộc hân hoan về việc GS Ngô Bảo Châu – nhà toán học Việt Nam nhận giải thưởng toán học danh giá nhất trên thế, huy chương Fields. Nhiều người muốn biết nội dung công trình của anh, nhưng đây là việc không dễ dàng...

Bí mật ít biết về Leonardo da vinci
Leonardo da Vinci, một thiên tài, một nhà sáng chế vĩ đại người Ý. Một số tuyệt tác, sáng chế của ông được cả thế giới biết đến nhưng còn một số sự thật thú vị về cuộc đời và sự sáng tạo của Lenardo ít được mọi người biết đến.

Marie Curie - Nữ bác học lừng danh nhất thế giới
Marie Curie (1867 - 1934) là một trong các nhà bác học tiền phong nghiên cứu về chất phóng xạ. Các thành tích của bà rất lớn lao, đã ảnh hưởng tới các nhà vật lý nguyên tử sau này và đ&ati
