Nhầm đầu đạn tên lửa Trường Chinh 4C là vật thể bay không xác định
Ngày 27/5, hai công nhân đang trên đường đi làm lúc sáng sớm ngạc nhiên khi nhìn thấy một vật thể có mũi hình chóp lơ lửng trên ngọn cây.
Ngay sau đó, các cơ quan chức năng Trung Quốc khẳng định, vật thể bay không xác định đó là phần đầu của tên lửa Trường Chinh 4C được dùng để phóng vệ tinh chuyển tiếp vào quỹ đạo từ trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, cách nơi phát hiện vật thể lạ khoảng 2km. Tên lửa này được phóng vào ngày 21/5.
Vật thể hình chóp được phát hiện trên ngọn cây ở làng Võ Xương, Tứ Xuyên. (Ảnh: SCMP).
Việc phóng vệ tinh này là một phần trong sứ mệnh mở rộng của tàu vũ trụ Hằng Nga nhằm thăm dò vùng tối của Mặt trăng vào nửa sau của năm nay. Trước đây, Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết, vệ tinh QueQiao (Cầu chim ác) sẽ đóng vai trò liên lạc giữa trung tâm điều khiển trên trái đất và nơi nó đặt chân.
Hãng tin Tân Hoa xã dẫn lời bà Trương Lệ Hoa, quản lý dự án vệ tinh chuyển tiếp Quequiao, cho biết: "Lần phóng này là bước quan trọng với Trung Quốc trong việc hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước đầu tiên tiến hành một cuộc thám hiểm đổ bộ ở phần xa của mặt trăng".
Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ trở thành một cường quốc về khoa học thám hiểm vũ trụ vào năm 2030.
Việc mảnh vụn tên lửa rơi xuống làng Võ Xương được các quan chức khẳng định không đe dọa tới tính mạng bất kỳ ai. Vệ tinh này được thiết kế tự tách rời và quay trở lại trái đất ngay sau khi nó được phóng. Họ cũng hứa sẽ có những hỗ trợ cho người dân địa phương và đưa tạm mảnh vụn vào nhà kho của làng để đảm bảo an toàn.
Việc tìm thấy mảnh vụn tên lửa là sự kiến hiếm thấy đối với người dân địa phương. Sau vài ngày lưu trú tạm trong nhà kho, phần đầu của tên lửa sẽ được chuyển tới viện bảo tàng trước khi các nhân viên của trung tâm phóng tên lửa tới thu hồi lại vào ngày 30/5.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.
