Nhận biết cột sống bị cong vẹo

Theo bác sĩ Trần Thị Thu Hương, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park TP HCM, trẻ đang đi học dễ bị vẹo cột sống. 70% không tìm được nguyên nhân. 30% do bẩm sinh, tư thế ngồi hoặc một số bệnh thần kinh như thoát vị hạt nhân tiểu não, di chứng sốt bại liệt, bại não ở trẻ... khiến các cơ co thắt, cột sống bị lệch qua một bên.

Có ba dạng vẹo cột sống: Nghiêng bên phải hoặc sang trái (còn gọi vẹo theo hình chữ C thường hoặc C ngược), cong theo hình chữ S.

Trường hợp cột sống cong vẹo hình chữ C sẽ thấy được độ lệch của hai bên vai, vùng ngực, hông và cả tay. Vẹo hình chữ S nếu nhẹ thì không dễ phát hiện bằng mắt thường mà phải chụp X-quang.

Bác sĩ Hương lý giải, cột sống vẹo hình chữ C nguy hiểm hơn vì làm mất cân bằng cơ, vùng vai và hông. Cong vẹo hình chữ S nếu nặng sẽ làm xoay các cột sống, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, cơ co thắt hai bên, cột sống không đều nhau. Tình trạng cong vẹo cột sống thường nặng hơn theo tuổi tác.


Kiểm tra cột sống trẻ để sớm phát hiện tình trạng cong vẹo.

Bác sĩ Hương cho hay, vẹo cột sống thường có những triệu chứng như nghiêng một bên vai, xương sườn nhô lên, bả vai nhô ra, eo nghiêng, đường cong rõ nét hơn khi cúi người về phía trước. Nếu góc cong vẹo cột sống dưới 20 độ, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh vận động, tập các bài tập để chỉnh lại cột sống. Góc vẹo từ 20 đến 40 độ, người bệnh phải mang áo nẹp chỉnh hình 24/24 giờ, đồng thời phải tập các bài vận động chỉnh hình cho cột sống thẳng như treo xà, đu xà để làm mạnh các cơ. Góc vẹo trên 40 độ thì phải phẫu thuật nắn chỉnh.

"Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng đau lưng liên tục, viêm đốt sống, khó thở khi lồng ngực bị nén, tổn thương tim và phổi do dị tật lồng ngực, viêm phổi, mất xương và loãng xương", bác sĩ Hương cảnh báo.

Bác sĩ Hương khuyên, mọi người cần khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp sớm, giảm ảnh hưởng đến các chức năng sau này. Để phòng bệnh, không nên ngồi lâu một chỗ, ngồi cân đối. Không đeo vật nặng ở một bên người vì nguy cơ cao vẹo cột sống, mà nên mang cân đối giữa hai bên cơ thể. Ăn uống đầy đủ chất đạm, vitamin để tăng cường sức đề kháng, uống sữa bổ sung canxi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những lý do nên dùng cà chua

Những lý do nên dùng cà chua

Cà chua thường xuyên xuất hiện trong căn bếp của mọi nhà và được dùng để chế biến rất nhiều món ăn. Nhưng lợi ích, tác dụng tuyệt vời của loại quả này cũng như cách ăn nó sao cho tốt nhất thì không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 16/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người

Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

Đăng ngày: 24/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News