16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Khi đang nằm mà muốn ngồi thì không nên bật dậy ngay, thay vào đó hãy nằm nghiêng người về phía cạnh giường, co hai gối lại, đưa hai chân ra ngoài, chống hai tay lên để ngồi dậy.

  • Bố trí chỗ ngồi làm việc tốt nhất cho sức khỏe
  • Nguyên nhân bệnh vẹo cột sống ở trẻ em

Các tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Theo bác sĩ Tăng Quốc Chí, Chuyên khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn, vận động đúng tư thế là lưu ý đầu tiên để phòng tránh và trị liệu các vấn đề về liên quan đến cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, viêm cứng khớp, viêm dây chằng... Bên cạnh đó cần tập thể dục hợp lý để tăng cường độ dẻo dai cho cơ xương khép và khả năng tái tạo mô tế bào tại chỗ.

Bác sĩ khuyên mọi người khi có các biểu hiện tê nhức, đau mỏi, bất thường ở cổ, lưng, khớp gối, chân, tay nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra và tư vấn hướng cải thiện. Nếu tình trạng nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn biện pháp điều trị không dùng thuốc gồm chỉnh sửa tư thế, tập luyện, vật lý trị liệu. Nếu mức độ đau nhiều, cần chụp X-quang, MRI, CT để chẩn đoán kết hợp thuốc giảm đau, giãn cơ. Khi có các bằng chứng rõ ràng về tổn thương thần kinh, có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.

Nhiều trường hợp bệnh nhân cột sống được phát hiện sớm, chỉnh sửa lại tư thế vận động kết hợp các bài tập vật lý trị liệu có thể cải thiện đến 60-70%, hiệu quả điều trị tốt chỉ trong vài ngày đến một tuần. Sau đây là một số hướng dẫn của bác sĩ Chí để phòng tránh các bệnh lý về cột sống.

Lưu ý: Những ảnh có dấu “X” là tư thế xấu không nên thực hiện.

1. Tư thế đứng

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sốngTư thế đứng cân bằng (ảnh giữa) là đúng.

Tư thế đúng: Để hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Giữ thẳng hai chân để trọng lực cơ thể cân bằng. Giữ lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng, mắt nhìn về phía trước (ảnh giữa).

Tư thế sai: Đầu chúi về phía trước lưng phẳng (ảnh trái) hoặc đầu chúi về phía trước, vai cong, cơ bụng yếu, lưng võng (ảnh phải).

2. Ngồi

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Tư thế đúng: Hai bàn chân tiếp xúc hoàn toàn với mặt đất. Hai đầu gối giữ vuông góc. Hông giữ vuông góc với thân người. Lưng thẳng. Đầu cổ giữ thẳng trục với lưng. Mắt nhìn về phía trước.

3. Tư thế nằm ngửa

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Khi nằm ngửa, nên giữ thẳng trục đầu - cổ - thân - chân. Không nên gối cao.

4. Nằm nghiêng

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế nằm nghiêng.

Tư thế đúng: Chân dưới co nhẹ gối và hơi đưa về phía trước. Chân trên hơi đưa về phía trước, gác trên gối ôm. Tay để trước mặt. Lưng thẳng, có thể hơi nghiêng người về phía trước hay phía sau.

5. Khiêng vật nặng, lấy vật dưới thấp

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Dang rộng hai chân bằng vai. Cong hai gối, hạ thấp người xuống với lưng thẳng. Kéo sát vật nặng vào người bật thẳng hai chân đứng lên với lưng thẳng.

6. Đặt vật nặng xuống thấp

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Tư thế đúng: Ôm vật sát nặng sát vào người. Dang hai chân bằng vai. Cong hai đầu gối, từ từ hạ vật nặng xuống, giữ lưng thẳng.

7. Bế em bé

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế đúng (trái) và sai (phải).

Tư thế đúng: Quỳ xuống, bế em bé sát vào thân mình. Giữ lưng thẳng, thẳng hai chân rồi đứng lên.

8. Khi đứng yên

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Đổi chân khi đứng lâu.

Khi đứng lâu, nên chuyển sức nặng từ chân nọ sang chân kia khi đứng lâu hoặc dựa lưng vào tường.

9. Hạn chế mang giày cao gót vì sẽ làm tăng độ ưỡn cột sống thắt lưng

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Nên hạn chế mang giày cao gót.

10. Lấy vật trên cao hơn tầm đầu

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Nên đặt sát ghế vào vị trí cần lấy vật. Đứng lên một ghế vững chắc và độ cao phù hợp để lấy vật. Kéo sát vật vào người rồi từ từ bước xuống ghế. Nếu vật quá nặng nên nhờ thêm một người đứng dưới đỡ giúp.

11. Mang xách balo, cặp

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế đúng (trước) và sai (sau).

Nên đeo phía sau lưng bằng 2 dây đeo. Nên chia đều hai tay khi xách vật nặng.

12. Hạn chế làm việc một bên, xoay cổ quá mức

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Các tư thế sai.

13. Tư thế ngồi làm việc với máy tính

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế sai (trái) và đúng (phải).

Khi dùng máy tính bàn, nên ngồi ở tư thế như hình 2. Phải chọn bàn và ghế làm việc cho phù hợp. Bàn phải đảm bảo đặt tay lên chuột và bàn phím, cổ tay không duỗi quá nhiều, khuỷu tay vừa phải.

14. Ngồi dậy từ giường và nằm xuống

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống

Tư thế đúng (trên) và sai (dưới).

Nằm nghiêng người về phía cạnh giường. Co hai gối lại. Thòng hai chân ra ngoài cạnh giường. Chống hai tay lên để ngồi dậy. Không nên ngồi bật dậy. Khi nằm xuống thì làm ngược lại các bước trên.

15. Làm việc dưới thấp

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tư thế đúng (trái) và sai (phải).

Tư thế đúng: Quỳ hoặc ngồi trên một ghế nhỏ chắc chắn. Giữ thẳng lưng. Không nên ngồi xổm lâu, lom khom.

16. Tránh thói quen xấu

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sốngTránh khom lưng.

16 tư thế đứng, ngồi, nằm đúng cách để không bị bệnh cột sống
Tránh nằm sấp.

Nên tránh lắc cổ, bẻ cổ, xoắn vặn lưng quá mức, massage quá mạnh gây ê ẩm, nằm xem tivi, nằm nệm quá mềm, nằm võng nằm sấp. Không nên ngồi lâu, đứng lâu trên một giờ, các tư thế lom khom khi sinh hoạt, làm việc hàng ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News