Nhân loại sắp gặp thảm họa nhiệt "trở tay không kịp"
Nghiên cứu mới cho thấy nắng nóng cực đoan sẽ tấn công thế giới theo cách khó ngờ, với "danh sách đen" chứa cả tên những quốc gia mà người dân tưởng chừng chỉ e sợ cái lạnh.
The tờ New York Times, nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Dann Mitchell, nhà khoa học khí hậu từ Đại học Bristol (Anh), cảnh báo rằng các xã hội ngày này hầu như chỉ được trang bị để xử lý dạng thảm họa nghiêm trọng nhất mà họ đã trải qua trong ký ức gần đây.
Điều này đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh những dữ liệu khí hậu mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu chỉ ra nhiều nơi có thể hứng chịu thảm họa nhiệt một cách dữ dội và hoàn toàn bất ngờ.
Người dân Bangkok - Thái Lan chịu đựng sóng nhiệt khốc liệt, lên tới 45,4 độ C trong ngày 21-4 - (Ảnh: REUTERS).
Họ đã xem xét nhiệt độ khắp thế giới từ năm 1959 đến năm 2021 và phát hiện ra rằng các khu vực chiếm 31% diện tích bề mặt Trái đất từng trải qua sức nóng bất thường tới mức theo thống kê, điều đó không nên xảy ra, không thể ngờ đến.
Một thảm họa bất ngờ trong quá khứ có thể đã giúp họ chuẩn bị một mức độ nào đó cho các đợt nắng nóng thảm họa trong tương lai, nhưng vẫn còn nhiều khu vực, chỉ đơn giản là tình cờ, chưa trải qua nên chưa hề có sự chuẩn bị.
Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Communications đưa ra danh sách những nơi sẽ trải qua cái nóng khắc nghiệt trong tương lai trong trạng thái "trở tay không kịp".
Danh sách bao gồm nhiều quốc gia và khu vực giàu có như: Bỉ, Đức, Luxembourg, khu vực xung quanh Bắc Kinh - Trung Quốc; và cả các quốc gia đang phát triển như Afghanistan, Guatemala, Honduras, Papua New Guinea - những nơi nhiều khả năng thiếu nguồn lực để đảm bảo an toàn cho người dân khi thảm họa xảy ra.
Các khu vực có nguy cơ đặc biệt cao còn bao gồm vùng viễn Đông nước Nga, Tây Bắc Argentina và một phần Đông Bắc nước Úc.
Nghiên cứu lấy ví dụ một thảm họa nhiệt "trở tay không kịp" là đợt nắng nóng Tây Bắc Thái Bình Dương khiến hàng trăm người ở các bang Oregon và Washington nước Mỹ thiệt mạng, cháy rừng thiêu rụi nhiều ngôi làng như Lytton, British Columbia (Canada), phá hoại cây trồng trên một vùng rộng lớn.
Nghiên cứu khẳng định những đợt nắng nóng ngoài phạm vi thống kê đã xảy ra trên khắp thế giới suốt vài thập kỷ qua, hoàn toàn có thể xảy ra lần nữa, ở bất cứ đâu, trong bối cảnh nhân loại liên tục đối diện các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản
Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.
