Nơi nào dễ bị sóng nhiệt tàn phá nhất?
Nóng lên toàn cầu đang làm cho sóng nhiệt xảy ra thường xuyên hơn, cường độ mạnh hơn ở mọi châu lục.
Nghiên cứu mới, đăng trên Nature Communications, cho thấy một lý do đơn giản khiến cho một số khu vực dễ bị tổn thương hơn, đó là chưa từng trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt nào trước đây.
Trong đợt nắng nóng cuối tháng 4, nhiều khu vực ở Việt Nam có nhiệt độ cao hơn bình thường khoảng 1,5-4,6 độ C, có nơi cao hơn đến 9,7 độ C. (Ảnh: Weather Bell).
Với nắng nóng, lũ lụt hay dịch bệnh, các xã hội thường chuẩn bị để ứng phó với thảm họa mà họ đã trải qua. Ngay sau khi thảm họa đã xảy ra, người dân và các nhà hoạch định chính sách nhận thức rõ về các rủi ro và cách ứng phó, theo Dann Mitchell, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Bristol (Anh) và là tác giả của nghiên cứu.
“Khi năm tháng trôi qua, mọi người gần như quên đi và không còn bận tâm nữa”, Mitchell nói.
Nhóm Mitchell đã phân tích nhiệt độ tối đa hàng ngày trên khắp thế giới từ năm 1959-2021. Kết quả, 31% diện tích bề mặt Trái đất đã trải qua nắng nóng bất thường.
Nghiên cứu lập luận rằng những nơi này hiện đã có sự chuẩn bị ở một mức độ nhất định cho những đợt sóng nhiệt trong tương lai. Ngược lại, nhiều khu vực chưa trải qua cái nóng khắc nghiệt, chỉ vì tình cờ, và chưa có sự chuẩn bị.
Những khu vực này bao gồm Đức, Hà Lan, Bỉ và Luxembourg, khu vực xung quanh Bắc Kinh của Trung Quốc. Ngoài ra, có các quốc gia đang phát triển như Afghanistan, Guatemala, Honduras và Papua New Guinea. Các khu vực khác đặc biệt dễ bị tổn thương bao gồm vùng viễn đông nước Nga, tây bắc Argentina và một phần đông bắc Australia.
Nước sông Gia Lăng ở Trùng Khánh (Trung Quốc) rút dần trong một đợt nắng nóng vào tháng 8/2022. (Ảnh: AP).
Vào năm 2021, một đợt nắng nóng ở Tây Bắc Thái Bình Dương đã vượt xa mọi kỷ lục nhiệt độ từng ghi nhận trong khu vực. Hàng trăm người ở Washington và Oregon (Mỹ) có thể đã thiệt mạng vì nắng nóng. Nghiên cứu mới cho thấy rằng những đợt nắng nóng vượt kỷ lục đã xảy ra trên khắp thế giới trong suốt vài thập kỷ qua, và có thể tiếp tục xảy ra ở bất cứ đâu.
Khi hành tinh ấm lên, phạm vi nhiệt độ của nhiều khu vực đang dịch chuyển lên trên. Một đợt nắng nóng từng được coi là bất thường sẽ dễ xảy ra hơn. Do đó, các xã hội cần cẩn trọng về những điều kiện khí hậu cực đoan có thể xảy ra, theo Karen A. McKinnon, chuyên gia thống kê và môi trường tại Đại học California (Mỹ), cho biết.
Ngay cả ở những nơi đã trải qua những đợt nắng nóng kỷ lục, nhiều cư dân vẫn có thể không được chuẩn bị cho những điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt trong tương lai, vì phần lớn thời gian trong năm nhiệt độ vẫn ở mức ôn hòa, theo McKinnon. Ngoài ra, các giải pháp giảm nhiệt, chẳng hạn như môi trường cây xanh hoặc không gian có điều hòa nhiệt độ, vẫn khó tiếp cận với người nghèo.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản
Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.
