Nhật Bản bào chế được vắc xin ngừa đột quỵ

Các nhà khoa học Nhật Bản đã bào chế thành công vắc xin S100A9 ngừa đột quỵ và các bệnh tim mạch không gây ra các phản ứng tự miễn dịch, không làm tăng nguy cơ chảy máu, mang lại sự tiện lợi cho bệnh nhân và giúp cứu sống nhiều sinh mạng.

Theo Hi-news, sự hình thành cục máu đông là nguyên nhân gây ra các bệnh khác nhau (và thường gây tử vong). Tất nhiên, hiện đã có các loại thuốc điều trị cục máu đông, nhưng việc dùng liên tục gây ra hậu quả rất khó chịu là phát triển chứng chảy máu.


Vắc xin S100A9 có hiệu quả tương tự như thuốc chống đông máu, nhưng có tác dụng lâu dài.

Một loại vắc xin vừa được các nhà khoa học ở Đại học Osaka (Nhật Bản) phát triển có thể giúp giải quyết vấn đề. Vắc xin có thể hoạt động không chỉ như một biện pháp phòng ngừa bệnh, mà còn là một phương tiện để bảo vệ chống bệnh tái phát.

Loại vắc xin mới này có tên S100A9 và được thử nghiệm thành công nhiều lần trên chuột. Hóa ra, S100A9 bảo vệ chống lại cục máu đông liên tục trong hơn 2 tháng kể từ thời điểm tiêm chủng.

Ngoài ra, vắc xin không gây ra các phản ứng tự miễn dịch và không làm tăng nguy cơ chảy máu. Theo tiến sĩ Hironori Nakagami, một trong những tác giả của công trình nghiên cứu thì thời hạn tác động dài như vậy thực sự là một bước đột phá vì: “nhiều bệnh nhân bị đột quỵ cần uống thuốc hàng ngày, nhưng đôi khi họ quên hoặc mệt mỏi vì làm điều đó. Như vậy, sẽ tạo điều kiện để đột quỵ tái phát. Vắc xin của chúng tôi giúp khắc phục tình trạng đó”.

Trong các thí nghiệm, vắc xin S100A9 được so sánh với clopidogrel, một trong những loại thuốc phổ biến nhất để ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Hóa ra, vắc xin S100A9 có hiệu quả tương tự như thuốc chống đông máu. Nhưng các nhà khoa học cũng thận trọng về tương lai của sự phát triển của họ.

Các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu với hy vọng tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đầy đủ. Vì điều quan trọng là phải hiểu rằng giữa con người và chuột thí nghiệm có rất nhiều sự khác biệt trong hoạt động của cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Cách nhận biết bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư

Thông tin bình giữ nhiệt Trung Quốc chứa chất gây ung thư đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Ái ngại hơn, mặt hàng này nhan nhản ở thị trường Việt.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News