Nhật Bản chế tạo 'vệ tinh cảm tử' kamikaze
Các nhà khoa học Nhật Bản đang lên kế hoạch chế tạo loại vệ tinh kamikaze (đặt tên theo đội phi công cảm tử Thần Phong trong thế chiến II), có nhiệm vụ dọn dẹp các mảnh vụn trên vũ trụ.
Theo JAXA, Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản, loại vệ tinh kamikaze có trọng lượng khoảng 140kg, được trang bị các cơ cấu cơ điện tử để có thể tóm và trói những mảnh vụn trong vũ trụ, nhằm tạo không gian an toàn cho các chuyến bay và hoạt động của các vệ tinh nhân tạo.
Nhiệm vụ của vệ tinh kamikaze là tuần tra trên không gian, phát hiện, tiếp cận và bắt lấy các mảnh vụn phát sinh trong quá trình phóng tàu vũ trụ hoặc các vật thể bay đã hết nhiệm vụ (vệ tinh).
Sau đó, kamikaze sẽ cùng các mảnh vụn lao về phía trái đất và bốc cháy trong bầu khí quyển do ma sát với không khí. Đây chính là lý do loại vệ tinh này được đặt tên là kamikaze.
![]() |
Hiện có hàng nghìn vật thể bay hết nhiệm vụ lơ lửng ngoài vũ trụ. |
JAXA thông báo, vệ tinh mới có giá vào khoảng 4 triệu USD. Họ tin rằng mức giá đó không hề đắt mà hợp lý và phù hợp với nhu cầu an toàn của các quốc gia có chương trình thám hiểm vũ trụ tiên tiến.
Ngày 10/2, một vệ tinh tư nhân Mỹ của hãng Iridium Satellite LLC đã va vào một vệ tinh đã dừng hoạt động hơn 10 năm của Nga. Đây là vụ va chạm đầu tiên trên vũ trụ của thế giới.
Sau đó một tháng (ngày 13/3), 3 phi hành gia làm việc trên trạm không gian quốc tế ISS đã phải sơ tán sang tàu Soyuz của Nga đang kết nối, do lo ngại trạm này có thể đâm phải một mảnh vỡ trên vũ trụ.
Quá trình phóng tên lửa đưa vệ tinh nhân tạo, kính thiên văn vũ trụ và các tàu thám hiểm không gian đã để lại vô vàn mảnh vụn bay phía trên bầu khí quyển. Cùng với những thiết bị quan trắc, vệ tinh viễn thông, viễn thám đã ngừng hoạt động... những mảnh vụ này ngày càng trở thành mối nguy hiểm thường trực đối với các thiết bị đắt tiền hoạt động ngoài không gian.
Một thống kê của Cơ quan hãng không vũ trụ Mỹ, NASA chi ra, hiện có 13.000 vật thể có kích thước lớn 10cm lơ lửng ngoài ngoài không gian. Trong số đó, chỉ có hơn 1.000 vật thể là đang hoạt động và di chuyển trong "nhiệm kỳ" của nó.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
