Nhật Bản chốt lịch đưa tàu lên Mặt trăng ngày 20/1

Ngày 5/12, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) công bố mục tiêu sẽ thực hiện đưa tàu vũ trụ SLIM lên Mặt trăng vào ngày 20/1/2024.


Tàu đổ bộ SLIM sẽ đổ bộ lên Mặt trăng vào ngày 20/1/2024. (Ảnh: JAXA).

Đây là nỗ lực đánh dấu lần hạ cánh "mềm" đầu tiên lên Mặt trăng của tàu vũ trụ Nhật Bản, dự kiến diễn ra vào lúc 12 giờ trưa ngày 20/1 theo giờ địa phương. Toàn bộ thời gian của quá trình hạ cánh sẽ diễn ra trong khoảng 20 phút, và được truyền hình trực tiếp trên các kênh truyền hình tại Nhật.

Theo JAXA, tàu đổ bộ SLIM sẽ tiến vào quỹ đạo Mặt trăng vào ngày 25/12, sau đó dành gần 1 tháng để chuẩn bị cho nỗ lực hạ cánh của mình. Nếu lần hạ cánh này diễn ra thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh lên Mặt trăng, sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Sứ mệnh này cũng có thể mở ra cánh cửa cho những dự án khoa học khám phá đầy tham vọng hơn nữa.

"Tàu SLIM hướng đến mục tiêu đạt được khả năng hạ cánh chính xác lên Mặt trăng từ độ cao dưới 100 mét", các quan chức của JAXA cho biết trong một thông báo.

"Điều này đánh dấu cuộc hạ cánh có độ chính xác cao chưa từng có trên một vật thể có lực hấp dẫn như Mặt trăng. Kết quả từ sứ mệnh sẽ là bước đột phá cho các chương trình như thám hiểm không gian quốc tế hiện đang được nghiên cứu".


Nếu lần hạ cánh này diễn ra thành công, Nhật Bản sẽ trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh lên Mặt trăng, sau Liên Xô, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ (Ảnh: Getty).

Tàu đổ bộ SLIM (viết tắt của "Smart Lander for Investigating Moon"), dài 2,7 mét, được phóng lên bởi tên lửa H-2A của Nhật Bản cùng với kính viễn vọng không gian XRISM vào ngày 6/9.

Trong khi XRISM đã được triển khai thành công ở quỹ đạo tầm thấp của Trái Đất, tàu SLIM vẫn đang trên đường để làm nên lịch sử.

Theo JAXA, tàu SLIM mang theo 2 robot thăm dò cỡ nhỏ. Cả hai sẽ triển khai trên bề mặt Mặt trăng sau khi hạ cánh.

Bộ đôi này sẽ chụp ảnh địa điểm hạ cánh, giúp nhóm sứ mệnh SLIM theo dõi tình trạng của tàu mẹ và cung cấp hệ thống liên lạc độc lập để liên lạc trực tiếp với Trái Đất. Cùng với đó là thực hiện một số nghiên cứu khoa học liên quan tới địa chất trên Mặt trăng.

Sứ mệnh SLIM không phải là lần thử hạ cánh lên Mặt trăng đầu tiên của Nhật Bản. Trước đó, một nỗ lực tương tự đã được thực hiện vào đầu năm nay bởi tàu đổ bộ Hakuto-R do công ty ispace có trụ sở tại Tokyo chế tạo.

Mặc dù đã tiếp cận thành công quỹ đạo Mặt trăng, song sứ mệnh vẫn thất bại do tàu thăm dò gặp sự cố trong lúc hạ cánh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này

Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Đăng ngày: 02/07/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh

Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Đăng ngày: 02/07/2025
Đường thay đổi ngày quốc tế

Đường thay đổi ngày quốc tế

Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Đăng ngày: 30/06/2025
Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà

Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.

Đăng ngày: 30/06/2025
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 29/06/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News