Nhật Bản phóng tên lửa mang tàu đổ bộ thám hiểm Mặt trăng

Sáng 7/9, Nhật Bản đã phóng thành công tên lửa mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt trăng (SLIM) và vệ tinh Sứ mệnh quang phổ và hình ảnh tia X vào không gian.

Vụ phóng được thực hiện vào lúc 8h42 (giờ địa phương) ngày 7/9 tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở miền Nam Nhật Bản và có khoảng 35.000 người theo dõi trực tuyến.

Nhật Bản phóng tên lửa mang tàu đổ bộ thám hiểm Mặt trăng
Tên lửa đẩy H2-A
mang theo Tàu đổ bộ thông minh thăm dò Mặt trăng (SLIM) được phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, miền Nam Nhật Bản, ngày 7/9/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo kế hoạch, SLIM - do Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) phát triển - sẽ đi vào quỹ đạo quanh Mặt trăng khoảng 3 đến 4 tháng kể từ thời điểm rời bệ phóng và có khả năng đáp xuống bề mặt Mặt trăng sau 4 đến 6 tháng.

SLIM được thiết kế để hạ cánh trong phạm vi 100 mét xung quanh một vị trí xác định cụ thể trên Mặt trăng, ít hơn nhiều so với phạm vi thông thường là vài km. Trong một tuyên bố trước khi phóng, JAXA nêu rõ: “Với việc chế tạo tàu đổ bộ SLIM, con người sẽ tạo ra sự thay đổi về chất, tiến tới có thể hạ cánh ở nơi chúng ta muốn, chứ không chỉ ở nơi dễ hạ cánh. Bằng cách đạt được điều này, chúng ta có thể hạ cánh xuống các hành tinh thậm chí còn khan hiếm tài nguyên hơn cả Mặt trăng”. JAXA nhấn mạnh "chưa có trường hợp nào trước đây hạ cánh chính xác tại các địa điểm đã định trên những thiên thể có lực hấp dẫn đáng kể như Mặt trăng”.

Trong khi đó, XRISM - do JAXA, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phối hợp phát triển - được thiết kế để nghiên cứu khối lượng vật chất và năng lượng trong vũ trụ, cũng như thành phần và sự tiến hóa của các thiên thể.

Nếu thành công, dữ liệu do Nhật Bản thu thập được từ Mặt trăng sẽ được sử dụng cho dự án Artemis do Mỹ dẫn đầu, với mục đích đưa con người trở lại Mặt trăng vào năm 2025 và thúc đẩy hoạt động khám phá Mặt trăng. Mục tiêu cuối cùng là khám phá sao Hỏa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện đáng lo ở nơi NASA tin có sinh vật ngoài hành tinh

Phát hiện đáng lo ở nơi NASA tin có sinh vật ngoài hành tinh

Mặt trăng sao Mộc Europa, thiên thể mà NASA tin tưởng lớn nhất về khả năng tồn tại của sự sống ngoài hành tinh trong Hệ Mặt trời, có thể bị tiến hóa chậm.

Đăng ngày: 07/09/2023
Australia sẽ phóng robot đáp xuống Mặt trăng năm 2026

Australia sẽ phóng robot đáp xuống Mặt trăng năm 2026

Cơ quan Vũ trụ Australia hôm 5/9 thông báo, nước này dự định đưa robot đầu tiên tới Mặt Trăng theo nhiệm vụ Artemis của NASA trong vài năm tới.

Đăng ngày: 07/09/2023
Đến bao giờ thì nhân loại mới có thể mở ra kỷ nguyên du hành giữa các vì sao?

Đến bao giờ thì nhân loại mới có thể mở ra kỷ nguyên du hành giữa các vì sao?

Ở thời điểm hiện tại, việc du hành liên sao là một điều không thể đối với chúng ta.

Đăng ngày: 06/09/2023
Hãi hùng quái vật Trung Quốc cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ

Hãi hùng quái vật Trung Quốc cổ mọc dài thêm qua từng thế hệ

Hóa thạch của một loài hoàn toàn mới vừa được tìm thấy ở Trung Quốc đã giúp hé lộ sự thật về một trong những dòng họ quái vật kinh dị nhất thế giới.

Đăng ngày: 06/09/2023
Phát hiện ngoại hành tinh kỳ lạ, chỉ to bằng sao Hải Vương nhưng mật độ vật chất lại dày đặc hơn cả thép

Phát hiện ngoại hành tinh kỳ lạ, chỉ to bằng sao Hải Vương nhưng mật độ vật chất lại dày đặc hơn cả thép

Một ngoại hành tinh có kích thước bằng sao Hải Vương, đặc hơn thép đã được phát hiện bởi một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế.

Đăng ngày: 06/09/2023
Vấn đề rác vũ trụ có thể sẽ được giải quyết nhờ công nghệ mới này

Vấn đề rác vũ trụ có thể sẽ được giải quyết nhờ công nghệ mới này

Một công ty tư nhân mới đây đã nghĩ ra một phát kiến sử dụng các túi không gian khổng lồ để giải quyết các vấn đề liên quan đến rác không gian.

Đăng ngày: 05/09/2023
Sứ mệnh mới của NASA nhằm mang về

Sứ mệnh mới của NASA nhằm mang về "hạt giống sự sống" ngoài Trái đất

Các nhà khoa học của NASA cho biết, tàu thăm dò OSIRIS-REx chuẩn bị trở lại Trái Đất mang theo các nguyên mẫu từ một tiểu hành tinh tên là Bennu.

Đăng ngày: 05/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News