Tàu Mỹ phát hiện hố Mặt trăng nghi do tàu Nga đâm xuống
Tàu Quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng (LRO) của NASA phát hiện hố trũng mới trên bề mặt Mặt trăng, nhiều khả năng do tàu Luna-25 của Nga tạo ra.
Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt trăng chụp một hố trũng có thể do tàu Luna-25 của Nga đâm xuống ngày 19/8. (Ảnh: Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard thuộc NASA/Đại học bang Arizona)
Luna-25, tàu đổ bộ của Nga phóng tới Mặt trăng, thực hiện nhiệm vụ thất bại và đâm xuống bề mặt thiên thể này hôm 19/8. Dựa vào vị trí đâm ước tính mà cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cung cấp, nhóm phụ trách LRO - tàu NASA đang bay trên quỹ đạo Mặt trăng - tiến hành tìm kiếm "nấm mồ" của Luna-25. Nhóm chuyên gia chụp ảnh khu vực đó bằng camera của LRO hôm 24/8, sau đó so sánh với những bức ảnh về cùng khu vực được chụp từ trước, mới nhất là vào tháng 6/2022. Kết quả, họ phát hiện một hố trũng mới hình thành trên Mặt trăng.
"Hố trũng mới nằm gần vị trí đâm ước tính của Luna-25 nên nhóm LRO kết luận, nhiều khả năng cấu trúc này do Luna-25 thay vì một vật thể tự nhiên gây ra", NASA thông báo hôm 31/8.
Hố trũng mới rộng khoảng 10m và nằm ở 58 độ vĩ nam, trên thành dốc bên trong của hố trũng Pontécoulant G. Điểm va chạm cách khoảng 400km so với địa điểm hạ cánh chỉ định của Luna-25 là 69,5 độ vĩ nam.
Luna-25 phóng lên không gian hôm 11/8, khởi động nhiệm vụ Mặt trăng đầu tiên của Nga kể từ năm 1976, khi nước này vẫn là một phần của Liên Xô. Tên con tàu nhằm gợi nhớ đến thời kỳ huy hoàng trước kia vì tàu Mặt trăng trước đó (phóng vào năm 1976) có tên Luna-24.
Luna-25 đặt mục tiêu trở thành tàu đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng gần cực nam Mặt trăng, khu vực được cho là có nhiều băng nước - tài nguyên hữu ích cho các phi hành gia tương lai. Nhưng thất bại của nó đã khiến danh hiệu này thuộc về Chandrayaan-3, tàu Ấn Độ phóng ngày 14/7 và hạ cánh thành công ngày 23/8.
Trạm đổ bộ Vikram và robot tự hành Pragyan của Chandrayaan-3 vẫn đang khám phá khu vực gần cực nam Mặt trăng. Bộ đôi chạy bằng năng lượng Mặt trời này được thiết kế để hoạt động trong một ngày Mặt trăng, tương đương khoảng 14 ngày Trái đất. Sau đó, đêm Mặt trăng buông xuống và dự kiến khiến chúng ngừng hoạt động.

Lần đầu tiên phát hiện neutrino "ma quái" bên trong máy gia tốc hạt lớn nhất thế giới
Lần đầu tiên, các nhà vật lý đã tạo ra và phát hiện ra các "hạt ma" năng lượng cao bên trong máy nghiền nguyên tử lớn nhất thế giới.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện không ngờ ở mặt trăng của hành tinh "có thể có sự sống"
Nếu như dấu hiệu về đại dương ngầm của sao Diêm Vương khiến một số nhà khoa học kỳ vọng về sự sống thì đại dương ngầm trong mặt trăng Charon của nó lại là một địa ngục ngược đời.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

NASA tìm ra "dấu hiệu sự sống" trên vật thể thấy được bằng mắt thường
Một "vườn ươm sao" huyền ảo mà bạn có thể nhìn thấy trên bầu trời những đêm không trăng vừa hé lộ thứ có thể là tín hiệu về sự ra đời của các hành tinh giống như Trái đất.
