Nhật Bản hoãn phóng tàu thăm dò sao Kim đầu tiên
Do thời tiết xấu, ngày 18/5, Nhật Bản đã quyết định hoãn phóng tên lửa H2A mang tàu thăm dò sao Kim Akatsuki sang ngày 21/5.
Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa H2A số 17 sẽ được phóng lên từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima sáng sớm nay, mang theo tàu thăm dò Akatsuki.
Tàu có nhiệm vụ quan sát bầu khí quyển của sao Kim, sử dụng công nghệ đo tia tử ngoại và hồng ngoại, phân tích cấu tạo cũng như sự chuyển động của các đám mây axia sunfuaric và nghiên cứu sự hình thành của các trận bão có sức gió mạnh tới 100m/giây.
Trong quá trình thám hiểm sao Kim kéo dài khoảng hai năm, tàu Akatsuki sẽ bay theo một quỹ đạo hình oval quanh hành tinh này, ở khoảng cách từ 300 km đến 80.000km.
Tàu Akatsuki sẽ phối hợp chặt chẽ với vệ tinh Venus Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu được phóng lên từ trước.
Ngoài tàu thăm dò Akatsuki, tên lửa H2A còn chở bốn vệ tinh nhỏ do các sinh viên và công ty tư nhân chế tạo, và một tàu không gian thử nghiệm Irakos được đẩy bằng bức xạ Mặt Trời.
Tuy nhiên, chỉ sáu phút trước khi chuẩn bị phóng, các kỹ thuật viên của Cơ quan thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Tập đoàn công nghiệp Mitsubishi - đơn vị chế tạo H2A - đã quyết định hủy việc phóng tên lửa do lo ngại các đám mây có chứa các hạt đá nhỏ sẽ bị kích thích và tạo ra sấm sét trong quá trình tên lửa H2A đi qua.
Khi đó, các thiết bị điện tử trên H2A sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến quá trình xử lý thao tác không thể chính xác.
Cho đến nay, JAXA đã hoãn 10 vụ phóng tên lửa H2A và đều do thời tiết xấu, không phải do vấn đề kỹ thuật./.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
