Nhật Bản nghiên cứu xây máy phát điện từ đường ống dẫn nước
Nhằm đa dạng hóa việc cung cấp nguồn điện, chính phủ Nhật Bản đang xem xét khả năng xây dựng các máy phát điện từ đường ống dẫn nước sạch đến các hộ dân.
Hai Bộ Môi trường, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 28/8 cho biết đã lên kế hoạch phối hợp cử các nhóm điều tra nghiên cứu tính khả thi của dự án lắp đặt các máy phát điện loại nhỏ tận dụng áp lực nguồn nước cung cấp cho các hộ dân.
Các nhóm điều tra sẽ được cử đi khắp cả nước để đánh giá thực trạng hệ thống cung cấp nước, tính khả thi trong thiết kế, thi công và dự trù các vấn đề liên quan. Ngân sách dự kiến vào khoảng 280 triệu yen, tương đương 2,8 triệu USD, được cung cấp trong năm tài khóa mới 2015.
Các nhà quản lý Nhật Bản đánh giá hiện nay, trong các đường ống nước từ các nhà máy cung cấp hay từ khu vực tích trữ có chứa một nguồn năng lượng lớn nhờ sự chênh lệch về áp suất và luồng nước. Nếu việc lắp đặt các máy phát điện nhỏ được tiến hành, nguồn năng lượng này có thể được biến đổi thành nguồn điện năng từ mức độ 50kw đến hàng trăm kw.
Về mặt kỹ thuật, máy phát điện đặt trên đường ống nước, không đòi hỏi phải thi công quá phức tạp và cũng không ảnh hưởng đến chất lượng nước nên chi phí được cho rất rẻ, có khả năng ứng dụng rộng rãi trên toàn quốc. Phần lớn các máy phát điện trước mắt sẽ được lắp đặt ở các đầu nguồn cung cấp nước từ các sở phân phối nước. Nếu quy mô được mở rộng, máy phát điện có thể được lắp đặt ở các các đường ống dẫn nước tới các hộ dân.
Theo hai Bộ Tài nguyên và Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi xã hội Nhật Bản, các đơn vị chức năng đang tiến hành đánh giá 1.500 cơ sở cung cấp nước trên toàn quốc và sẽ ước tính lượng nước ngầm để có cơ sở dữ liệu mới nhất nhằm phục vụ đề án trên.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
