Nhật Bản thành công nuôi phôi chuột trong không gian

Nhóm nghiên cứu Nhật Bản đã thành công trong việc phát triển trứng chuột được thụ tinh thành phôi nang - giai đoạn đầu tiên của quá trình biệt hóa tế bào - trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Nhóm nghiên cứu phôi chuột phát triển trên không gian bao gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Yamanashi, Cơ quan thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Viện nghiên cứu Riken do chính phủ hậu thuẫn. Kết quả được công bố trực tuyến ngày 28-10 trên tạp chí khoa học iScience của Mỹ.

Nhật Bản thành công nuôi phôi chuột trong không gian
Hình ảnh phôi chuột dưới kính hiển vi sau khi được đưa về từ Trạm vũ trụ quốc tế - (Ảnh: Đại học Yamanashi).

Nghiên cứu được đưa ra trong bối cảnh mối quan tâm ngày càng tăng về tác động của trọng lực lên khả năng sinh sản, khi loài người tiến vào không gian.

Ông Teruhiko Wakayama tại Đại học Yamanashi, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: “Có khả năng các phi hành gia sẽ mang thai trong chuyến du hành tới sao Hỏa trong tương lai, vì họ sẽ mất hơn 6 tháng để du hành tới đó. Chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu để đảm bảo con người có thể có con một cách an toàn nếu thời điểm đó đến”.

Wakayama và các đồng nghiệp đã thực hiện những bước đầu tiên trong phòng thí nghiệm của họ trên Trái đất. Nhóm nghiên cứu đã lấy 720 phôi chuột ở giai đoạn còn là hai tế bào từ những con chuột mang thai và đông lạnh chúng.

Phôi đông lạnh được gửi đến ISS trên tên lửa SpaceX phóng từ Florida (Mỹ) vào tháng 8-2021.

Phôi chuột được lưu trữ bên trong các thiết bị đặc biệt mà nhóm của Wakayama thiết kế để các phi hành gia trên trạm có thể dễ dàng rã đông phôi và nuôi cấy chúng.

Phi hành gia Akihiko Hoshide, người đang thực hiện sứ mệnh dài hạn trên ISS vào thời điểm đó, đã rã đông và nuôi cấy phôi.

Tiến sĩ Wakayama cho biết phôi chuột được phát triển trong 4 ngày vì chúng chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian đó bên ngoài tử cung.

Sau đó, các phi hành gia đã bảo quản phôi chuột bằng phương pháp hóa học và gửi chúng về Trái đất trên một con tàu quay trở lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kiến tạo mảng giống Trái đất xuất hiện ở sao Kim, mở ra cơ hội cho sự sống?

Kiến tạo mảng giống Trái đất xuất hiện ở sao Kim, mở ra cơ hội cho sự sống?

Sao Kim có thể đã từng tồn tại những kiến tạo mảng tương tự như quá trình xảy ra trong ngày đầu hình thành nên Trái Đất.

Đăng ngày: 30/10/2023
Rác vũ trụ đang làm thay đổi bầu khí quyển Trái đất

Rác vũ trụ đang làm thay đổi bầu khí quyển Trái đất

Một máy bay nghiên cứu bay qua tầng bình lưu của Trái đất đã xác định được hơn 20 nguyên tố có liên quan đến ngành hàng không vũ trụ.

Đăng ngày: 30/10/2023

"Siêu Trái đất địa ngục" phát tín hiệu gây bối rối suốt 2 thập kỷ

Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb được kỳ vọng sẽ đưa ra lời giải cho tín hiệu bí ẩn từ 55 Cancri e, một hành tinh đá to lớn và có bầu khí quyển bị bốc cháy nhiều lần.

Đăng ngày: 29/10/2023
Tàu Thần Châu-17 lắp ghép thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung

Tàu Thần Châu-17 lắp ghép thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung

Theo Tân Hoa xã, Cơ quan vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSA) thông báo tàu vũ trụ có người lái Thần Châu-17 của nước này đã kết nối thành công với Trạm vũ trụ Thiên Cung trong ngày 26/10.

Đăng ngày: 28/10/2023
Vùng không gian cách Mặt trời 24 tỷ km có ánh sáng không?

Vùng không gian cách Mặt trời 24 tỷ km có ánh sáng không?

Tàu Voyager 1, vật thể nhân tạo xa nhất, đang ở cách Trái đất và Mặt trời khoảng 24 tỷ km, nhưng vẫn đủ sáng để mắt người quan sát.

Đăng ngày: 28/10/2023
Phát hiện các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh nhất từ trước đến nay chỉ trong 10 phần triệu giây

Phát hiện các vụ nổ sóng vô tuyến nhanh nhất từ trước đến nay chỉ trong 10 phần triệu giây

Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã thu được những vụ nổ vô tuyến cực nhanh từ khoảng cách xa 3 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 27/10/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News