Nhật Bản thử nghiệm pháo vũ trụ bắn thiên thạch

Các nhà khoa học Nhật Bản đã thử nghiệm thành công một khẩu pháo vũ trụ được sử dụng để bắn phá thiên thạch nhằm tìm kiếm nguồn gốc của các hành tinh.

Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết cuộc thử nghiệm thành công sẽ mở đường cho việc phóng pháo vũ trụ vào đầu năm tới. Thiết bị sẽ được gắn trên tàu vũ trụ Hayabusa-2 và phóng tới thiên thạch 1999JU3 nằm giữa Trái đất và sao Hỏa.


Hình ảnh minh họa tàu vũ trụ Hayabusa-2 của Nhật Bản

Khi tới thiên thạch 1999JU3 dự kiến vào năm 2018, tàu vũ trụ Hayabusa-2 sẽ tiến hành quan sát toàn bộ bề mặt của thiên thạch bằng cách sử dụng những thiết bị được điều khiển từ xa. Sau đó, nó sẽ thả một tàu thăm dò có tên Minerva 2 xuống bề mặt thiên thạch để tìm hiểu kỹ hơn.

Dựa trên những phân tích ban đầu, pháo vũ trụ phóng một quả đạn kim loại vào bề mặt của thiên thạch 1999JU3. Tàu thăm dò Minerva 2 sau đó sẽ lấy những mẫu từ vụ va chạm này và gửi về Trái đất.

Các nhà khoa học đang rất quan tâm tới thiên thạch 1999JU3 vì nó được cho là thay thổi rất ít từ khi Hệ mặt trời hình thành. Các nhà khoa học Nhật Bản hy vọng có thể tìm thấy nước vật chất hữu cơ từ thời kỳ sơ khai của Hệ mặt trời trong những mẫu thu được. Những dữ liệu này có thể giúp làm sáng tỏ vệ sự hình thành của các hành tinh và sự sống.

Tàu thăm dò của Nhật Bản dự kiến lấy mẫu thiên thạch vào năm 2018 và gửi về Trái đất vào cuối thập kỷ này. Tàu vũ trụ Hayabusa-2 là dự án thứ 2 của Nhật Bản nhằm đưa các vật chất vũ trụ xa xôi về Trái đất. Trước đó, tàu Hayabusa đã được phóng vào vũ trụ để nghiên cứu thiên thạch và trở về Trái đất vào năm 2010.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 01/03/2025
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News