Nhật có nguy cơ đón thêm động đất 8 độ Richter

Theo tính toán của chuyên gia địa chấn học, Nhật Bản có nguy cơ hứng chịu thêm trận động đất cường độ 8 độ Richter trong tương lai.

Chỉ riêng trong ngày tai họa 11/3, Đông Bắc Nhật Bản hứng chịu 3 trận động đất với trận đầu tiên mạnh 9 độ Richter và dư chấn 7,7 độ sau đó 30 phút cùng hai trận 7 độ Richter rải rác trong ngày.

Tính đến 11 giờ 32 phút tối 7/4, khu vực này lại rung chuyển với trận động đất thứ tư với cường độ 7,4 độ Richter.


Một nhà kho ở thành phố Kurihara, tỉnh Miyagi, đổ sập sau trận động
đất 7,4 độ Richter tối 7/4.

Đây là thống kê mới nhất của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản và cũng là một hiện tượng hiếm thấy từ trước tới nay về mức độ xuất hiện với tần số dày đặc của các “hung thần” địa chấn cấp độ 7 tại quốc đảo này.

Thông thường dư chấn có cường độ nhỏ dần và khoảng cách ngày càng mở rộng, nhưng dư chấn ngày hôm qua được coi là trường hợp hiếm có trong ngành địa chấn học.

Cơ quan Khí tượng còn cho biết thông thường, dư chấn lớn nhất sau một tháng mà chỉ chênh có 1 độ Richter thì khả năng phát sinh dư chấn cường độ 8 độ Richter là hoàn toàn có thể xảy ra trong thời gian tới.

Giáo sư Furumura Takashi thuộc Trung tâm Nghiên cứu Địa chấn Đại học Tokyo cho biết: “Số lượng các động đất cường độ 9 độ Richter là rất ít nên sẽ có rất khó xác định nguy cơ động đất trong tương lai. Trong nhiều tháng thậm chí 1 năm sau trận động đất Đông Nhật Bản vừa qua, nguy cơ dư chấn tới 8 độ Richter cũng rất cao.”

Trước đó, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng cảnh báo dư chấn từ cấp độ 5 trở lên. Dư chấn tối 7/3 được cho là chỉ phát sinh lần đầu tiên trong 37 năm qua. Nhiều chuyên gia địa chấn đều đồng tình rằng “trận động đất ngoài khơi tỉnh Miyagi là hiếm thấy.

Giáo sư Takeshi Sageya thuộc Khoa địa chấn Đại học Nagoya nhấn mạnh: “Địa tầng xảy ra động đất ngoài khơi Miyagi vẫn còn vết nứt sau trận động đất hôm 11/3 và cần có những cảnh báo động đất thường xuyên từ nay về sau”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News