Nhật: Dân già hóa, heo rừng sinh sôi quá đà
Nhiều thị trấn nông thôn Nhật nơi dân số bị già hóa đang dần bị "xâm chiếm" bởi những bầy heo rừng không ngừng sinh sôi.
Gần 20 năm trước, khoảng 100 cư dân đảo Kakara ở vùng biển Tây Nam Nhật Bản chỉ phải lo đánh bắt cá và chuyên chở làm sao để kịp mang ra chợ bán. Nay cư dân trên đảo phải đương đầu với số heo rừng đông gấp 3 lần dân số đang hoành hành một cách mất kiểm soát.
Không chỉ riêng Kakara mà nhiều thị trấn khác ở Nhật cũng vấp phải tình trạng tương tự. Số lượng heo rừng bùng nổ trong khi dân số ở các vùng nông thôn ngày càng teo tóp do tình trạng già hóa dân số.
Khi dân số các vùng nông thôn ngày càng già, người lớn tuổi dần qua đời trong khi những người trẻ đổ xô lên thành thị tìm việc làm khiến các thị trấn, làng mạc ngày một vắng vẻ. Số lượng người sở hữu giấy phép dùng súng săn cũng giảm mạnh trong những năm gần đây. Và khi con người vắng bóng, lũ heo rừng bắt đầu tràn vào.
Một con heo rừng chạy trong sân ký túc xá Trường Đại học Kyoto ở phía Tây TP Kyoto - Nhật Bản.( Ảnh: 2017 KYODO NEWS).
Theo Telegraph, những đàn heo rừng đầu tiên bơi sang Kakara dường như đã tìm thấy "thiên đường" dù hòn đảo nằm giữa tỉnh Fukuoka và Saga này có diện tích chưa đầy 3 km2. Còn gì mỹ mãn hơn khi nơi đây chúng không có kẻ thù tự nhiên, thức ăn hết sức phong phú, nhà nào cũng trồng đầy bí ngô, khoai tây… trong vườn ở sân sau. Kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào du lịch quy mô nhỏ và trồng hoa trà camellia - dùng trong ngành mỹ phẩm. Nhưng những con heo rừng hung tợn dọa du khách "bỏ chạy không hẹn ngày trở lại" và ăn trụi những vườn camellia.
Chưa hết, sợ heo rừng tấn công, trẻ em ở Kakara thậm chí không dám vui chơi ngoài trời, người lớn cũng ngại dạo bộ ngoài đường. Để đối phó, dân trên đảo đã đặt bẫy và bắt khoảng 50 con heo rừng mỗi năm nhưng con số đó chẳng thấm gì so sức sinh sản của chúng: một con heo cái có thể sinh đến 6 con/năm. Quá chán nản, một số người thậm chí còn đề xuất nên di cư và bỏ lại đảo cho lũ heo rừng.
Khắp nước Nhật, những vụ "chạm trán" giữa người và heo rừng cũng không tránh được khi số lượng của chúng ngày càng tăng. Tháng 12-2017, 2 con heo rừng xông vào một trường cấp 3 ở Kyoto khiến học sinh hoảng loạn chạy sơ tán. Hồi tháng 2 năm nay, nông dân ở Đông Bắc Nhật Bản đã bắt được một con heo đực nặng 127 kg, nặng hơn cả trọng lượng trung bình của heo rừng châu Âu. Đặc biệt, chúng đang phát triển mạnh tại các khu vực gần Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi, nơi đã bị bỏ hoang từ tháng 3-2011 sau thảm họa rò rỉ 3 lò phản ứng hạt nhân và rò rỉ phóng xạ ra các vùng nông thôn xung quanh. Con người đã dời đi nhưng động vật hoang dã vẫn ở lại và gia tăng số lượng.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận
Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại
Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.
