Nhật định làm mưa sao băng nhân tạo khai mạc Olympic 2020
Nhật Bản dự định sẽ làm mưa sao băng nhân tạo, thay vì bắn pháo hoa trong lễ khai mạc Olympic mùa hè 2020.
Theo Science Alert, công ty Star-ALE của Nhật Bản đang đấu thầu dự án này. Thay vì pháo hoa, khán giả sẽ nhìn thấy hàng trăm quả cầu lửa nhỏ rơi xuống từ bầu trời Tokyo.
Nếu Star-ALE thành công, cơn mưa sao băng nhân tạo này có thể được nhìn thấy không chỉ tại Tokyo mà còn cả ngoại vi thành phố trong phạm vi 100km.
Star-ALE sẽ làm điều này bằng cách phóng vệ tinh lên quỹ đạo mang theo 500–1000 "hạt nguồn" đặc biệt. Các hạt này mang theo các hóa chất có thể phát ra nhiều màu khác nhau khi bốc cháy. Chúng sẽ cháy khi rơi vào khí quyển Trái Đất, tạo thành một cảnh tượng giống như mưa sao băng cho khán giả chiêm ngưỡng từ mặt đất.
Thay vì pháo hoa, khán giả sẽ nhìn thấy hàng trăm quả cầu lửa nhỏ rơi xuống từ bầu trời Tokyo.
Tuy nhiên chi phí cho dự án này khá tốn kém. Theo trang web Core77, chi phí sản xuất cho mỗi hạt nguồn là 8.100 USD, chưa bao gồm chi phí phóng vệ tinh.
Star-ALE đã thử nghiệm hạt nguồn trong phòng thí nghiệm, sử dụng buồng chân không và khí nóng để mô phỏng điều kiện xảy ra khi các hạt rơi vào khí quyển Trái Đất. Trong thí nghiệm, các hạt cháy sáng có thể nhìn rõ dưới bầu trời đêm, ngay cả là dưới bầu trời của một đô thị ô nhiễm như Tokyo.
Tốc độ rơi của các hạt cũng được đánh giá cao.
"Sao băng của chúng tôi rơi chậm và lâu hơn sao băng tự nhiên", đại diện công ty Star-ALE cho biết. "Điều này sẽ giúp cho nhiều người được chiêm ngưỡng cảnh tượng này trong một thời gian dài hơn".
Star-ALE dự kiến ra mắt nguyên mẫu thiết bị tạo mưa sao băng đầu tiên vào nửa cuối năm 2016 và hy vọng có thể thử nghiệm thực sự vào năm 2018.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
