Nhật phát hiện cá nhiễm phóng xạ ở Fukushima

Xét nghiệm với con cá bắt được ngoài khơi tỉnh Fukushima cho thấy lượng chất phóng xạ cesium cao gấp 5 lần mức cho phép. Trước đó khoảng một tuần, một trận động đất mạnh đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Fukushima.

Đài NHK (Nhật Bản) ngày 22/2 đưa tin người ta vừa bắt được cá nhiễm phóng xạ tại vùng biển ngoài khơi tỉnh Fukushima của Nhật Bản lần đầu tiên trong vòng 2 năm qua.


Đài NHK của Nhật Bản ngày 22/2 đưa tin về việc phát hiện cá nhiễm phóng xạ ngoài khơi tỉnh Fukushima - (Ảnh chụp màn hình).

Theo Hiệp hội nghề cá tỉnh Fukushima, chất phóng xạ đã được phát hiện bên trong một con cá vược (sea bass) tại ngư trường ngoài khơi thị trấn Shinchi của tỉnh này.

Kiểm tra cho thấy hàm lượng chất phóng xạ xêsi (cesium) cao gấp 5 lần mức cho phép. Sau vụ việc, các ngư dân đã tạm ngưng đánh bắt loài cá này tại vùng biển địa phương.

Ngành công nghiệp đánh bắt cá tại tỉnh Fukushima đã chịu thiệt hại nặng kể từ thảm họa tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sau vụ động đất và sóng thần năm 2011. Việc đánh bắt hải sản đã bị cấm kể từ đó cho đến năm 2017.

Hôm 14/2, Nhật Bản hứng trận động đất mạnh 7,3 độ Richter và Fukushima là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nhất.

Công ty điện lực Tokyo - nhà vận hành Nhà máy điện hạt nhân Fukishima I - cho biết mực nước làm mát đã sụt giảm trong 2 lò phản ứng. Điều này cho thấy các lò phản ứng đã bị hư hại thêm sau trận động đất.

Các báo cáo sau trận động đất cho biết một lượng nước nhỏ nhiễm phóng xạ từ các bể chứa chất thải hạt nhân của nhà máy đã rò rỉ ra ngoài.

Theo Hãng tin Sputnik, năm ngoái làn sóng phẫn nộ đã bùng lên bên trong các hợp tác xã nghề cá sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố ý định chấp thuận việc thải nước nhiễm phóng xạ vào đại dương, khi cơ sở này không còn chỗ để lưu trữ lượng chất thải nhiễm xạ vẫn đang gia tăng.

Nhà chức trách khẳng định quy trình này sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, nhưng ngư dân Fukushima lo sợ người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào các sản phẩm thủy hải sản của địa phương.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 28/04/2025
Động vật rừng Việt Nam (1)

Động vật rừng Việt Nam (1)

Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

Đăng ngày: 28/04/2025
44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết

Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

Đăng ngày: 27/04/2025
10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất

Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình

Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Đăng ngày: 26/04/2025
Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam

Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Đăng ngày: 25/04/2025
Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala

Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News