Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ

Sáng 22/7, đợt nhật thực toàn phần có thời gian dài nhất thế kỷ sẽ bắt đầu từ Ấn Độ, Nepal, Myanmar... rồi vượt ra ngoài Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, nhật thực quan sát rõ nhất ở Hà Giang (75,8%), Hà Nội (67,5%) và TP HCM chỉ là 27,4%.

Do không nằm trong vùng quan sát nhật thực toàn phần nên ở Việt Nam chỉ có thể quan sát được một phần của hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này. Thời điểm bắt đầu diễn ra nhật thực là lúc 7h sáng, đạt cực đại lúc hơn 8h và kết thúc sau 9h.

Địa điểm quan sát được tỷ lệ nhật thực lớn nhất là Hà Giang (75,8%), Lào Cai (75%), Bắc Kạn (74,5%), Hà Nội (67,5%)... Càng về phía Nam, tỷ lệ này càng nhỏ: Cần Thơ (25,5%), Mỹ Tho (26%), TP HCM (27,4%)...  

Vệt đỏ là đường đi của nhật thực toàn phần còn vùng xanh là khu vực có thể xem được một phần của nhật thực lần này. (Ảnh: eclipse-glasses)

Còn trên thế giới, điểm đầu tiên quan sát được nhật thực toàn phần là bờ biển phía tây Ấn Độ (lúc 7h51 Hà Nội). Do diễn ra trong suốt 6 phút 39 giây, kéo dài từ Ấn Độ, sang tới Trung Quốc và ra Thái Bình Dương nên đây được coi là nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Theo các chuyên gia thiên văn học, do bức xạ mặt trời mạnh nên nếu dùng mắt thường không có thiết bị bảo vệ nhìn vào mặt trời trong thời điểm này có thể sẽ bị thương tật hoặc hỏng mắt vĩnh viễn. Do vậy, cần phải có các phương pháp quan sát an toàn để bảo vệ mắt trước nhưng tia độc hại từ mặt trời.

Từ 7h sáng 22/7, CLB Thiên văn nghiệp dư TP HCM sẽ tổ chức quan sát nhật thực tại Nhà thiếu nhi TP HCM (Quận 3), trong khi đó diễn đàn CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức theo dõi tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng). Bất kỳ ai có nhu cầu sẽ được hướng dẫn cách quan sát nhật thực an toàn. 

Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng đi qua giữa Trái đất và Mặt trời và che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Nhật thực toàn phần là khi Mặt trời bị Mặt trăng che lấp hoàn toàn. Đĩa Mặt trời phát sáng bị che khuất bởi vành tối của Mặt trăng, và có thể quan sát thấy vầng hào quang nhạt bên ngoài là ánh sáng đến từ vành đai nhật hoa của Mặt trời. Trong thời gian xảy ra bất kỳ một lần nhật thực nào, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát thấy từ một dải hẹp trên bề mặt Trái Đất. Tại một điểm cố định, nhật thực toàn phần chỉ kéo dài vài phút (tối đa 7 phút).

Từ khóa liên quan:

Nhật thực

thiên văn học

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News