Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui

Nhật thực toàn phần xét cho cùng vẫn là hiện tượng được giới thiên văn ngóng chờ nhiều nhất, hơn cả mưa sao băng lẫn nguyệt thực. Cảnh tượng bầu trời đang sáng bỗng sập tối, vầng ánh dương rực lửa bị che lấp, thực sự khiến con người ta khó có thể nào quên.

Bạn biết không, trong năm 2019 chúng ta sẽ có một sự kiện nhật thực diễn ra - cũng là lần duy nhất trong năm. Và nó xảy ra vào hôm nay, 2/7/2019, với tổng thời gian rơi vào khoảng 4,5 phút

Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui
Gần như toàn bộ các pha của nó xảy ra ở ngoài khơi Nam Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, đây không thực sự là một tin vui với cộng đồng thiên văn học trên thế giới. Đầu tiên là với người Việt Nam chúng ta, nhật thực lần này xảy ra vào lúc... 11h55 phút đêm, nghĩa là có thể quên việc ngắm nó đi là vừa.

Người nước ngoài cũng không khá gì hơn. Dù phạm vi bóng Mặt trời trải rộng tới 9.600km, nhưng gần như toàn bộ các pha của nó xảy ra ở ngoài khơi Nam Thái Bình Dương. Chỉ có một số vùng thuộc Chile và Argentina mới may mắn xem được một lúc vào thời điểm Mặt trời lặn, nhưng cũng chỉ khi điều kiện thời tiết cho phép.

Cụ thể, đây là thời điểm Nam bán cầu đang là mùa đông. Thời tiết ảm đạm, kết hợp cùng luồng không khí hỗn loạn do núi Andes tạo ra khiến cho việc quan sát bất kỳ thứ gì trên bầu trời cũng trở nên khó khăn.

Như thành phố La Serena (Chile) - thành phố ven biển, dự tính là nơi đầu tiên chứng kiến Mặt trời đen dần - hiện tại vốn cũng đang bị nuốt chửng bởi các đám mây tầng ven biển. Hơn nữa, thời điểm nhật thực xảy ra cũng chỉ 18 phút trước khi hoàng hôn, khi Mặt trời chỉ còn chếch khoảng 13 độ so với đường chân trời. Nghĩa là những đám mây tầng thấp cũng khiến trải nghiệm của người ngắm gặp rắc rối.

Bù lại nếu điều kiện tự nhiên cho phép, đây có thể là một trong những sự kiện thiên văn đẹp nhất. Chile vốn là một thành phố rất ít bị ô nhiễm ánh sáng, và điều đó giúp cho bầu trời ở đây thoáng đãng hơn, cảnh tượng thu được cũng kỳ vĩ hơn. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần thứ hai khoa học tìm ra nguồn phát sinh những vụ bùng nổ sóng vô tuyến bí ẩn

Lần thứ hai khoa học tìm ra nguồn phát sinh những vụ bùng nổ sóng vô tuyến bí ẩn

Cho tới giờ, ta vẫn chưa biết cái gì gây nên những vụ bùng nổ sóng vô tuyến FRB.

Đăng ngày: 02/07/2019
4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất

4 tiểu hành tinh đang đe dọa Trái đất

Đây là 4 tiểu hành tinh có thể va vào Trái đất trong tương lai gần và gây ra những tác động khủng khiếp.

Đăng ngày: 01/07/2019
NASA vừa mở 2 nhiệm vụ mới để tìm hiểu kỹ hơn về Mặt trời

NASA vừa mở 2 nhiệm vụ mới để tìm hiểu kỹ hơn về Mặt trời

Ngôi sao gần nhất, đem lại sự sống cho chúng ta vẫn còn nhiều bí ẩn cần được khám phá.

Đăng ngày: 01/07/2019
Dải Ngân hà “nhăn nheo vì va chạm”

Dải Ngân hà “nhăn nheo vì va chạm”

Vài triệu năm trước, Antlia đã di chuyển qua thiên hà của chúng ta, làm đĩa thiên hà “nhăn nheo tựa như tấm tôn lợp nhà”

Đăng ngày: 30/06/2019
Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ phóng thêm 3 vệ tinh lên không gian

Đến năm 2022, chúng ta sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản.

Đăng ngày: 29/06/2019
Các nhà khoa học hé lộ bí mật về tín hiệu bí ẩn từ dải ngân hà

Các nhà khoa học hé lộ bí mật về tín hiệu bí ẩn từ dải ngân hà

Phát hiện này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu thông qua việc sử dụng một phương pháp thường được sử dụng để phát hiện các ngoại hành tinh.

Đăng ngày: 29/06/2019
Xuất hiện mô hình giả lập vũ trụ nhanh và chính xác đến khó tin

Xuất hiện mô hình giả lập vũ trụ nhanh và chính xác đến khó tin

D3M sẽ là sân chơi chung cho cả nghiên cứu vật lý Vũ trụ lẫn deep learning/trí tuệ nhân tạo. Từ đây, cả hai có thể phát triển theo những cách ta chưa ngờ tới.

Đăng ngày: 29/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News