Nhện cái giả chết để con đực khỏi lo bị ăn thịt

Nhện dệt phễu cái thực hiện hành vi kỳ lạ để ghép đôi, đó là nằm im như chết trong quá trình giao phối để con đực đỡ lo bị ăn thịt hơn sau khi xong chuyện.

Nhện cái giả chết để con đực khỏi lo bị ăn thịt
Nhện dệt phễu cái phát triển hành vi giả chết để lừa bạn tình. (Ảnh: Pixabay).

Một số loài nhện dệt phễu, họ nhện bò nhanh chuyên chăng mạng theo hình phễu đặc trưng, nổi tiếng với hành vi ăn thịt đồng loại, trong đó nhện cái giết chết và ăn con đực sau khi giao phối. Điều này khiến việc ghép đôi kém thu hút hơn nhiều đối với nhện đực bởi chúng phải mạo hiểm mạng sống để sinh sản. Nhằm khắc phục vấn đề, vài loài phát triển hành vi khác thường gọi là chứng bắt thế (triệu chứng của một số rối loạn thần kinh hoặc các bệnh như Parkinson và động kinh). Nhện cái sẽ gập chân và nằm bất động như thể đã chết, tạo điều kiện cho con đực tiến tới mà không cần lo lắng trở thành món ăn cho bạn tình, theo nghiên cứu công bố cuối tháng 3 trên tạp chí Current Zoology. Nhờ đó, nhện cái dễ chọn bạn tình tốt nhất hơn, Live Science hôm 29/3 đưa tin.

Các nhà nghiên cứu biết về chứng bắt thế ở nhện nhưng trước đây, họ chưa rõ nhện cái có tự nguyện nằm bất động vì lợi ích của con đực hay không hoặc liệu nhện đực có kiểm soát hành vi đó không. Để hiểu rõ điều gì xảy ra, nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm với nhện dệt phễu thuộc loài Aterigena aculeata, sau đó so sánh chứng bắt thế với hành vi tương tự để xác định hành vi do nhện đực hay nhện cái điều khiển.

Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu quan sát nhện A. aculeata cái trong 3 tình huống: chứng bắt thế tự nhiên khi giao phối, giả chết sau khi bị lắc trong ống nghiệm (thanatosis) và ngủ do gây mê. Sau đó, con nhện bị đông cứng tới chết. Các nhà nghiên cứu nghiền xác chúng để phân tích hóa chất dùng để điều phối hành vi của nhện. Quá trình cho phép họ tìm hiểu những điểm tương đồng về hóa chất giữa các hành vi.

Nếu chứng bắt thế giống với thanatosis, hành vi có thể do nhện cái điều khiển. Nhưng nếu gần với gây mê hơn, hành vi đó có thể chịu ảnh hưởng của nhện đực, theo Mark Elgar, nhà sinh vật học tiến hóa ở Đại học Melbourne, Australia. Kết quả cho thấy chứng bắt thế gần như giống hệt thanatosis. Nhóm nghiên cứu kết luận chứng bắt thế do nhện cái điều khiển và đóng vai trò giúp chúng lựa chọn bạn tình. Nếu nhện cái không chấp nhận bạn tình và giả chết, việc ghép đôi không diễn ra. Không lâu sau khi kết thúc giao phối, nhện đực rút lui, nhện cái sẽ bật dậy và bò đi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
New Zealand muốn dùng virus truy sát thỏ hoang

New Zealand muốn dùng virus truy sát thỏ hoang

Lễ Phục sinh là dịp để New Zealand xóa sổ những con thỏ hoang gây hại, nhưng lệnh cấm năm nay khiến người dân phải cân nhắc sử dụng virus để hạn chế sự bùng nổ của thỏ.

Đăng ngày: 08/04/2023
Trung Quốc tạo ra phôi khỉ mà không cần tới trứng và tinh trùng, 3 con khỉ cái đã mang thai nhờ đó

Trung Quốc tạo ra phôi khỉ mà không cần tới trứng và tinh trùng, 3 con khỉ cái đã mang thai nhờ đó

Các nhà khoa học tạo ra phôi khỉ này chính là những người đã nhân bản vô tính hai con khỉ đầu tiên vào năm 2018 bằng kỹ thuật chuyển giao hạt nhân tế bào soma.

Đăng ngày: 07/04/2023
Trăn Miến Điện xâm hại đẻ kỷ lục 96 quả trứng

Trăn Miến Điện xâm hại đẻ kỷ lục 96 quả trứng

Con trăn Miến Điện dài 5m ở Florida đẻ gần 100 quả trứng, trở thành ổ trứng lớn nhất từng được ghi nhận đối với loài này trong tự nhiên.

Đăng ngày: 07/04/2023
Loài rùa quý hiếm sống sót nhờ... biến đổi khí hậu

Loài rùa quý hiếm sống sót nhờ... biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu thường gây bất lợi cho các loài động vật hoang dã. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng vùng nước ấm lại có lợi hơn cho rùa Quản Đồng - loài rùa mai cứng lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 06/04/2023
Đàn

Đàn "siêu lợn" bùng nổ, lan khắp Canada

Số lượng siêu lợn ở một số khu vực của Canada như Manitoba và Saskatchewan tăng cao đến mức việc tiêu diệt không còn khả thi.

Đăng ngày: 06/04/2023
Trung Quốc giải cứu 1.800 mèo lạc trên đường cao tốc

Trung Quốc giải cứu 1.800 mèo lạc trên đường cao tốc

Rất nhiều mèo hoang lang thang trên các con đường của Thượng Hải đã may mắn được một công ty cứu hộ giải cứu trong 5 năm qua.

Đăng ngày: 06/04/2023
Bò sữa có thể được cho ăn chất ức chế methane để cắt giảm khí thải nhà kính

Bò sữa có thể được cho ăn chất ức chế methane để cắt giảm khí thải nhà kính

Bò sữa có thể được cho ăn chất ức chế khí methane như một phần của kế hoạch cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ sản xuất nông nghiệp.

Đăng ngày: 04/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News