Sư tử núi thông minh, "tạo bẫy" để thu hút con mồi

Xác con mồi phân hủy giúp tăng lượng dưỡng chất trong đất và cây cối, hấp dẫn động vật ăn cỏ đến kiếm ăn và trở thành mồi săn cho sư tử núi.

Nghiên cứu mới công bố hôm 27/3 trên tạp chí Landscape Ecology phát hiện dưỡng chất tích tụ trong đất từ xác con mồi của sư tử núi có thể giúp cải thiện chất lượng cây trồng, qua đó thu hút động vật có móng guốc tới kiếm ăn ở những khu vực này. Vì vậy, sư tử núi có thể phục kích chúng trong môi trường đi săn ưa thích theo kỹ thuật mang tên "làm vườn để đi săn".

Sư tử núi thông minh, tạo bẫy để thu hút con mồi
Sư tử núi thường rình và phục kích động vật có móng guốc. (Ảnh: Neal Wight/Panthera)

dãy núi Teton thuộc hệ sinh thái Greater Yellowstone tại Wyoming, Mỹ, các nhà nghiên cứu tập trung vào 12 con sư tử núi. Họ ước tính chúng tạo ra khối lượng mồi hàng năm lên tới hơn 100.000kg xác thối, tương đương một con cá voi xanh. Sử dụng vòng cổ định vị vệ tinh (GPS), nhóm nghiên cứu có thể xác định những khu vực sư tử núi giết động vật có móng guốc, sau đó thu thập và phân tích 1.007 mẫu đất quanh 172 địa điểm. Họ cũng lấy mẫu thực vật từ 65 địa điểm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy địa điểm giết mồi có lượng dưỡng chất gia tăng trong đất và thực vật. Xác con mồi chỉ được tìm thấy ở một phần nhỏ trong phạm vi sinh sống của sư tử núi. Ước tính trong tuổi thọ kéo dài 9 năm, mỗi con sư tử núi tạo ra khoảng 482 điểm nóng với dưỡng chất gia tăng nhờ xác con mồi phân hủy. Đây là những khu vực có lợi cho phương thức săn mồi ưa thích của sư tử núi là rình và phục kích.

Sư tử núi đóng góp hơn một triệu kg thịt vào hệ sinh thái mỗi ngày, cải thiện chất lượng đất và thực vật, nuôi sống hàng trăm loài, hỗ trợ sự lành mạnh của hệ sinh thái và mạng lưới sự sống trên hành tinh, tiến sĩ Mark Elbroch, giám đốc ở tổ chức Panthera, cho biết.

Kết quả nghiên cứu cho thấy sư tử núi nhiều khả năng giết mồi ở môi trường sống có độ cao thấp, nhiều sườn dốc, tán cây dày, gần bìa rừng, đường sá và sông suối. Loại môi trường ưa thích góp phần giúp chúng săn mồi thành công là rừng cây rụng lá. Xác con mồi bị sư tử núi giết ảnh hưởng tới dưỡng chất, đặc biệt là hàm lượng nitrogen ở thực vật và đất đai trong vùng.

Thực vật địa phương có nhiều nitrogen để hấp thụ hơn, dẫn tới thay đổi về hóa chất và tăng lượng protein, khiến cây cối hấp dẫn động vật ăn cỏ hơn. Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu liệu động vật ăn cỏ có thích kiếm ăn ở khu vực từng là địa điểm săn mồi hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện ba loài giun phát sáng có hình thù quái dị

Phát hiện ba loài giun phát sáng có hình thù quái dị

Các nhà khoa học Nhật Bản tìm thấy ba loài giun kỳ dị chưa từng được biết tới, có khả năng phát sáng trong bóng tối.

Đăng ngày: 01/04/2023
Đàn cầy mangut tấn công trăn để cứu đồng loại

Đàn cầy mangut tấn công trăn để cứu đồng loại

Con trăn chọn sai mồi phải đối mặt với sự tấn công dữ dội từ gia đình cầy mangut ở sau nhà một người dân tại Johannesburg.

Đăng ngày: 31/03/2023
Rùng mình phút đối mặt với trăn khổng lồ dài hơn 7m

Rùng mình phút đối mặt với trăn khổng lồ dài hơn 7m

" Lúc đầu tôi rất lo lắng. Con trăn hướng về phía tôi, nó liếm máy ảnh khoảng 20-30 giây rồi sau đó rút lui".

Đăng ngày: 31/03/2023
Tây Ban Nha nhân giống thành công loài thằn lằn lớn nhất thế giới

Tây Ban Nha nhân giống thành công loài thằn lằn lớn nhất thế giới

Năm chú rồng Komodo con vừa chào đời trong một vườn thú ở Tây Ban Nha, đánh dấu lần đầu tiên loài thằn lằn lớn nhất thế giới được nhân giống thành công ở quốc gia này trong một thập kỷ vừa qua.

Đăng ngày: 30/03/2023
Australia cho phép thợ săn giết hàng triệu con kangaroo hàng năm

Australia cho phép thợ săn giết hàng triệu con kangaroo hàng năm

Kangaroo là loài động vật biểu tượng cho Australia, tuy nhiên chính phủ nước này vẫn cho phép các thợ săn giết hàng triệu con mỗi năm.

Đăng ngày: 28/03/2023
Điều gì sẽ xảy ra với con người nếu không có những con gà trên thế giới?

Điều gì sẽ xảy ra với con người nếu không có những con gà trên thế giới?

Các nhà khoa học đã làm thống kê từ lâu, dựa trên phân tích thói quen ăn uống của con người, loại thịt được ăn nhiều nhất thực tế là thịt gà.

Đăng ngày: 27/03/2023
Cụ rùa đực 90 tuổi lần đầu làm bố

Cụ rùa đực 90 tuổi lần đầu làm bố

Pickles, rùa đực thuộc loài Astrochelys radiata sống trong Vườn thú Houston, trở thành bố lần đầu khi 3 quả trứng nở thành công vào tháng 2.

Đăng ngày: 27/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News