Nhện cũng có thể giăng tơ trong vũ trụ

Hai con nhện có tên Anita và Arabella được gửi đến Trạm không gian Skylab 3 năm 1973 để xem chúng có thể giăng tơ được trong môi trường không trọng lực hay không, đây là ý tưởng của một nữ sinh trung học lúc đó có tên là Judy Miles.

Thử nghiệm cho nhện giăng tơ trong vũ trụ

Ngày đầu tiên, Arabella đã không thể thực hiện công việc thường ngày một cách bình thường khi môi trường không trọng lực đã khiến sợi tơ của nó rối tung lên. Tuy nhiên, đến ngày thứ 3 thì Arabella đã làm quen được với môi trường khó chịu này và bắt đầu tạo ra tấm lưới riêng của mình, thậm chí theo đánh giá thì chất lượng của nó còn tốt hơn nhiều so với khi Arabella thực hiện công việc này trên Trái Đất.

Thực tế, chúng được ghi nhận thực hiện “các chuyển động hơi thất thường" và chết trong khi làm nhiệm vụ. Các xét nghiệm cho thấy cơ thể 2 con nhện bị mất nước, mặc dù nước được chuẩn bị sẵn bên cạnh cho chúng. Dường như việc giăng mạng nhện trên vũ trụ chắc chắn và tốt hơn ở Trái Đất. Ngày nay, người ta còn giữ lại được mạng do con nhện Anita giăng, và đặt ở viện bảo tàng Smithsonian (Hoa Kỳ).

Năm 2012, một chú nhện khác có tên Nefertiti đã chung sống với các nhà du hành 100 ngày trên Trạm vũ trụ ISS trong môi trường chân không trước khi Nefertiti đã qua đời trong bộ kén của mình. Nefertiti là một con nhện nhảy giống Johnson 10 tháng tuổi, trong khi đó loài này trung bình sống được trong 1 năm trước khi chết. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia Smithsonian của Mỹ chỉ đưa ra nguyên nhân cái chết của Nefertiti là lí do tự nhiên và không tiến hành thêm bất kì xét nghiệm nào trên chú nhện đặc biệt này.

Stefanie Countryman, quản lí dự án K-12 của Đại học công nghệ không gian Colorado cho biết: "Tại sao điều đó có thể xảy ra với một sinh vật sống, đến nay vẫn chưa ai có thể trả lời được. Cho đến khi trở về Bảo tàng Smithsonian nó vẫn ăn uống và hoạt động tốt, có lẽ Nefertiti đã chết vì quá già". Kelly Carnes, nhân viên văn phòng báo chí của Bảo tàng cho biết: "Chúng tôi muốn Nefertiti trở thành một phần của bộ sưu tập và phục vụ công tác nghiên cứu, vì thế tốt hơn và để xác của nó được nguyên vẹn".

Đại học Colorado đã lên kế hoạch về hàng loạt các bài kiểm tra dành cho Nefertiti trên ISS. Rất ngạc nhiên là nó vẫn có thể thực hiện được các hoạt động săn bắt ruồi trong môi trường chân không, sinh tồn khỏe mạnh trong suốt 100 ngày của cuộc hành trình đặc biệt này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News