"Nhện góa phụ giả dạng" có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh

Thông tin công bố trên tạp chí Scientific Reports cho biết nhiều vết cắn của loài "nhện góa phụ giả dạng" có khả năng truyền vi khuẩn khi chúng cắn người.

Nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm các nhà động vật học và vi sinh học từ NUI Galway, tập trung vào các phản ứng do nhện cắn được báo cáo bởi những người sống ở Ireland và Anh trong thập kỷ qua.

Chỉ riêng ở Vương quốc Anh đã có hơn 650 loài nhện, nhưng theo các nhà nghiên cứu, chỉ có 10 loài phổ biến ở Tây Bắc Châu Âu có răng nanh đủ mạnh để đâm vào da của con người và tiết nọc độc của chúng. Và chỉ một loài trong số đó khiến các bác sĩ lâm sàng phải tiếp nhận bệnh nhân bị nhện cắn. Đó là "Nhện góa phụ giả dạng".

Nhện góa phụ giả dạng có thể truyền vi khuẩn kháng kháng sinh
Chúng chỉ cắn người khi bị khiêu khích và hoảng sợ.

"Nhện góa phụ giả dạng" có bụng màu nâu, xen kẽ các mảng màu vàng nhạt. Nhện cái có thể dài đến 1,5cm. Chúng chỉ cắn người khi bị khiêu khích và hoảng sợ.

Đối với hầu hết các bệnh nhân của loài nhện này, vết cắn như vậy sẽ gây đỏ và đau, nhưng một số có biểu hiện nghiêm trọng và suy nhược do tình trạng "ăn da" có thể khó kiểm soát.

Trong trường hợp điều này xảy ra, trước đây người ta cho rằng vi khuẩn xâm nhập vào vết cắn do nhiễm trùng thứ cấp, rất có thể do bệnh nhân gãi vào vùng bị ảnh hưởng.

Để làm rõ, nhóm nghiên cứu đã tìm kiếm bằng chứng về vi khuẩn gây bệnh trên các "nhện góa phụ giả dạng" và một số loài nhện châu Âu khác.

Kết quả cho thấy hai loài nhện bản địa, Amaurobius similis và Eratigena atrica, có khả năng truyền vi khuẩn trong vết cắn của chúng. "Nhện góa phụ giả dạng" cũng được phát hiện mang 22 loài vi khuẩn có khả năng lây nhiễm sang người. Trong số các vi khuẩn, Pseudomonas putida, Staphylococcus capitis và Staphylococcus edaphicus có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất.

Các nhà nghiên cứu hi vọng nghiên cứu mới sẽ cung cấp thông tin tốt hơn cho các bác sĩ điều trị những vết cắn gây do "Nhện góa phụ giả dạng" gây ra. Đặc biệt vết nhện cắn không chỉ mang vi khuẩn có thể truyền sang người mà một số trong số chúng sẽ kháng kháng sinh.

Tiến sĩ Aoife Boyd từ NUI Galway, tác giả cao cấp của nghiên cứu cho biết: "Sự đa dạng của các vi sinh vật không bao giờ ngừng làm tôi ngạc nhiên. Sức mạnh để tồn tại và phát triển trong mọi môi trường ở đây bởi sự hiện diện của vi khuẩn kháng thuốc ngay cả trong nọc độc của nhện. Kháng thuốc (AMR) là một vấn đề cấp bách và ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Phương pháp kết nối sức khỏe con người, động vật và môi trường là cách duy nhất để giải quyết vấn đề".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Câu trả lời ngắn gọn là mặc dù một số loại virus dần biến mất, nhưng đa phần chúng không tự nhiên biến mất dễ dàng như vậy.

Đăng ngày: 04/12/2020
Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên

Top 8 loại rau củ kỳ lạ trên thế giới, chỉ nhìn thôi cũng đủ ngạc nhiên

Súp lơ xoắn ốc, măng tây biển, rau dương xỉ, xương rồng tai thỏ… là những loại rau củ không chỉ hiếm mà còn lạ.

Đăng ngày: 03/12/2020
Điều gì xảy ra nếu chặt hết cây xanh trong thành phố?

Điều gì xảy ra nếu chặt hết cây xanh trong thành phố?

Đây là câu chuyện về hai thành phố cổ đại và những cái cây quyết định số phận của họ.

Đăng ngày: 03/12/2020
Loài cây quý hiếm tái xuất sau hơn một thế kỷ tưởng chừng đã tuyệt chủng

Loài cây quý hiếm tái xuất sau hơn một thế kỷ tưởng chừng đã tuyệt chủng

Hạt giống của loài cây hiếm với hoa màu trắng hồng nảy mầm ven một ao nước sau thời gian dài nằm dưới bùn.

Đăng ngày: 01/12/2020
Loài cây gây ra những cơn đau dữ dội cho người chạm vào

Loài cây gây ra những cơn đau dữ dội cho người chạm vào

Cây tầm ma châm chích mang lại cơn đau dữ dội cho bất kỳ ai chạm vào nó.

Đăng ngày: 30/11/2020
Cây đại thụ bất ngờ chuyển giới sau 3.000 năm

Cây đại thụ bất ngờ chuyển giới sau 3.000 năm

Cây thủy tùng cổ đại cao gần 17m trong sân một nhà thờ tại Scotland chuyển từ cây đực sang cây cái do áp lực môi trường.

Đăng ngày: 29/11/2020
Các nhà khoa học lên kế hoạch tạo ra khu rừng

Các nhà khoa học lên kế hoạch tạo ra khu rừng "thế hệ mới"

Các nhà khoa học Đức với sự tham gia của một chuyên gia từ Đại học Liên bang Siberia (SFU) trong nhiều năm liền nghiên cứu về rừng trồng thuần loài và hỗn giao.

Đăng ngày: 27/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News