Nhện kim cương nghi tuyệt chủng tái xuất ở Anh

Các tình nguyện viên phát hiện một con nhện kim cương được cho là đã tuyệt chủng nửa thế kỷ trước ở Anh.

Hai tình nguyện viên thuộc Tổ chức Bảo tồn Di tích lịch sử và Thiên nhiên Quốc gia Anh phát hiện một con nhện kim cương, loài nhện được cho là đã tuyệt chủng nửa thế kỷ trước, tại công viên Clumber, Nottinghamshire, Telegraph hôm 3/10 đưa tin.

Nhện kim cương nghi tuyệt chủng tái xuất ở Anh
Nhện kim cương có hoa văn màu đen đặc trưng. (Ảnh: National Trust).

Nhện kim cương chỉ dài 7mm, được đặt tên theo hoa văn hình kim cương màu đen trên mình, thường sống ở những khu vực ẩm ướt với rêu, cỏ Molinia caerulea tím và cây thạch nam. Các nhà khoa học mới chỉ ghi nhận ba trường hợp phát hiện nhện kim cương tại Anh, tất cả đều thuộc khu vực phía nam.

Lần cuối cùng người ta nhìn thấy loài nhện này là ở Legsheath và Duddleswell, trong rừng Ashdown, năm 1969. Các nhà bảo tồn lo ngại, việc môi trường sống bị thu hẹp đã khiến loài vật này tuyệt chủng.

"Lúc đó tôi hoàn toàn không biết mình đã tìm ra một sinh vật hiếm. Khi nhìn kỹ hơn, chúng tôi phát hiện con nhện có một dấu ấn rất đặc trưng, đó là hình kim cương đen viền trắng trên bụng. Nhờ vậy mà chúng tôi chúng tôi nhận dạng được nó", Lucy Stockton hào hứng nói. Cô và tình nguyện viên Trevor Harris là những người đầu tiên phát hiện con nhện.

Stockton rất phấn khích vì khám phá ra một cư dân mới của công viên Clumber, đồng thời chứng minh rằng loài này vẫn chưa tuyệt chủng ở Anh.

Tổ chức Bảo tồn Di tích lịch sử và Thiên nhiên Quốc gia Anh đang tiến hành một chương trình trị giá 11,2 triệu USD nhằm phục hồi một số khu vực ở công viên Clumber, trong đó có vùng đất thấp nơi cây thạch nam sinh trưởng và các môi trường sống quan trọng khác trong tự nhiên. Chương trình là một phần trong mục tiêu khôi phục 25.000 ha môi trường tự nhiên đến năm 2025.

Nhện kim cương nghi tuyệt chủng tái xuất ở Anh
Nhện kim cương có kích thước rất nhỏ, chỉ dài 7mm. (Ảnh: National Trust).

"Chúng tôi rất mừng vì loài nhện nhỏ bé này lại xuất hiện khi chúng tôi gần như đã từ bỏ hy vọng. Nó chứng minh tầm quan trọng của các tổ chức như Tổ chức Bảo tồn Di tích lịch sử và Thiên nhiên Quốc gia Anh trong việc bảo vệ và quản lý những khu đất có cây thạch nam", Matt Shardlow, CEO của tổ chức Buglife, cho biết.

Nhện kim cương được xếp vào nhóm sinh vật đang gặp nguy hiểm trầm trọng, và mọi người cho rằng chúng có thể đã tuyệt chủng ở Anh, theo chuyên gia Helen Smith đến từ Hiệp hội nghiên cứu nhện Anh.

"Phát hiện này đã nêu bật tầm quan trọng của vùng đất thạch nam ở Clumber và những đóng góp vô giá của các tình nguyện viên trong việc ghi lại dữ liệu về nhện và cung cấp thông tin cần thiết giúp bảo tồn các loài vật quý hiếm", bà nhận xét.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt

Cầy mangut kéo đu xác rắn kịch độc trên cây để ăn thịt

Video của Bronkhorst cho thấy con rắn mắc vào cành cây với phần đầu treo ngược xuống đất. Cầy mangut nhiều lần liên tục ngoạm cổ kéo rắn xuống, khiến đầu rắn chảy máu.

Đăng ngày: 04/10/2017
Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Những loài sinh sản vội vã nhất trong thế giới động vật

Nhiều loài vật có khả năng mang thai và sinh con để duy trì nòi giống chỉ một thời gian ngắn sau khi ra đời.

Đăng ngày: 04/10/2017
Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Học cách loài chim lợn để cải thiện thính giác của người

Theo The Daily Mail , các nhà khoa học ở Đại học Oldenburg, Đức, đã có phát hiện đáng kinh ngạc: Họ nhận thấy chim lợn không bị mất thính giác khi chúng già đi.

Đăng ngày: 04/10/2017
Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Cá vàng to bằng chiếc đĩa gây họa cho thành phố Canada

Những con cá vàng to bằng chiếc đĩa đang gây ra thảm họa sinh thái ở thành phố St Albert, Alberta, Canada, IFL Science hôm 2/10 đưa tin.

Đăng ngày: 03/10/2017
4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

4 sinh vật có thể trở về được từ cõi chết trong niềm hân hoan của khoa học

Sinh tử là một thứ gần như nằm ngoài tầm với của con người. Cũng vì vậy, chúng ta không có cách nào phục hồi lại những loài vật đã

Đăng ngày: 02/10/2017
Báo xuống sông, cắn chết cá sấu

Báo xuống sông, cắn chết cá sấu "khủng" rồi lôi lên bờ

Cuộc chiến không cân sức kéo dài 20 phút giữa cá sấu nước ngọt và báo gấm đã kết thúc sau 20 phút quyết liệt.

Đăng ngày: 01/10/2017
Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Sóng thần năm 2011 đem hàng triệu sinh vật từ Nhật tới bờ biển Mỹ

Guardian cho biết hàng triệu sinh vật, bao gồm các loài giáp xác, sên và sâu biển, đã di chuyển quãng đường khoảng 7.725km do bị ảnh hưởng bởi các cơn sóng thần hồi tháng 3/2011.

Đăng ngày: 01/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News