Nhiệm vụ khám phá Sao Hỏa của NASA bị trì hoãn thêm 2 năm
Chưa có thông tin chính thức việc liệu NASA có hủy bỏ hoàn toàn nhiệm vụ hay không, hay chỉ trì hoãn sứ mệnh đến năm 2018.
Sự cố rò rỉ tại một quả cầu hút chân không ở máy đo địa chấn SEIS, một trong hai thiết bị khoa học cơ bản trong sứ mệnh khám phá Sao Hỏa đã khiến NASA quyết định trì hoãn dự án thăm dò địa chất bằng tàu tự hành InSight (Interior exploration using Seismology, Geodesy, and Heat Transfer) thêm 2 năm nữa tức là đến tận năm 2018, thay vì triển khai chương trình phóng vào tháng 3/2016 như dự kiến.
Sự mệnh khám phá sao Hỏa bị trì hoãn đến năm 2018.
Những người phát hiện ra sự cố này là các kỹ thuật viên cơ quan Không gian Pháp (CNES). Cho dù, đội ngũ kỹ thuật đã rất cố gắng khắc phục sự cố rò rỉ, nhưng đến nay NASA thừa nhận mọi cố gắng đã thất bại. Do đó, sứ mệnh của tàu thăm dò Sao Hỏa tiếp theo của NASA bị dừng lại. Chưa có thông tin chính thức việc liệu NASA có hủy bỏ hoàn toàn nhiệm vụ hay không, hay chỉ trì hoãn sứ mệnh đến năm 2018.
Theo kế hoạch, tàu InSight sẽ được trang bị 4 công cụ đo đạc chính bao gồm: máy đo địa chấn SEIS - ghi lại các hoạt động địa chấn để nghiên cứu cấu trúc và cấu tạo của Sao Hỏa, máy thăm dò dòng nhiệt HP3 - đo độ nóng của sao Hỏa và xác định lịch sử nhiệt độ trên Hành tinh Đỏ, thiết bị nghiên cứu địa tầng RISE - khai thác hiệu ứng Doppler về những hay đổi của sóng vô tuyến liên lạc với Trái Đất để xác định trạng thái vật lý của lõi Sao Hỏa, và cuối cùng là camera kiểm tra kỹ thuật sau khi hạ cánh, hỗ trợ hệ thống điều khiển trong công tác triển khai trang thiết bị, và cung cấp hình ảnh góc rộng về khu vực đổ bộ.
Ông John Grunsfeld, Giám đốc Bộ phận thực hiện các chương trình nghiên cứu của NASA, đã đưa ra tuyên bố trong buổi họp báo tại Washington vừa qua: "Cho dù chúng tôi đã có những tiến bộ rất lớn về mặt khoa học kỹ thuật cũng như có sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng nhưng môi trường vũ trụ không có chỗ cho những sự sai sót. Vì vậy thay mặt NASA, tôi rất tiếc phải tuyên bố rằng năm 2016 chưa phải là thời cơ chín muồi, mặc dù vậy tôi và các đồng nghiệp sẽ cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ đặt chân lên Sao Hỏa của con người".
InSight là sứ mạng khám phá thứ 12 của NASA.
InSight là sứ mạng khám phá thứ 12 của NASA và được xem là dự án được đầu tư "phải chăng" nhất với tổng số vốn chỉ khoảng 425 triệu USD. Thiết kế của InSight được phát triển dựa trên tàu Phoenix đã hạ cánh thành công trên sao Hỏa vào năm 2007. Dự án InSight thu hút sự tham gia của nhiều đơn vị như phòng thí nghiệm các hệ thống đẩy phản lực Jet Propulsion (JPL) tại Pasadena, Califronia cùng với trung tâm nghiên cứu không gian quốc gia (CNES) của Pháp và trung tâm hàng không không gian (DLR) của Đức.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.
