Nhiên liệu mới từ rơm rạ
Sau thu hoạch, lúa mì, lúa mạch, yến mạch, cải dầu… thải ra một nguồn sinh khối lớn có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ hai.
>>> Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ
Con số thống kê từ tạp chí Science Daily cho thấy chỉ riêng ở nước Anh, sau thu hoạch sản phẩm chính thì có đến 12 triệu tấn rơm rạ. Mặc dù đã được tận dụng trong chăn nuôi, làm phân hữu cơ, làm nguyên liệu trồng nấm… nhưng vẫn còn tồn một lượng rất lớn. Vì vậy, hướng nghiên cứu mới của các nhà khoa học là chế biến rơm rạ thành nhiên liệu sinh học có giá trị kinh tế.
Cỗ máy đường hóa rơm rạ để chế biến thành nhiên liệu sinh học - (Ảnh: Science Daily)
Bản thân rơm chứa hỗn hợp các loại đường có thể sử dụng làm nhiên liệu mà không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực. Tuy nhiên, các loại đường trong rơm rạ lại rất phức tạp và rất khó phân tích thành các chất đơn giản để tiện sử dụng.
Tạp chí Science Daily cho biết Giáo sư Keith Waldron cùng các cộng sự đã dùng thiết bị tại Viện Sinh học Biorefinery, Norwich để tác động tiền xử lý cùng với loại enzym thích hợp chuyển loại đường tiềm ẩn trong rơm rạ thành glucose rồi lên men thành ethanol.
Một trong những bí quyết để biến cellulose thành glucose là sử dụng nồng độ thích hợp acid uronic để tác động đến enzym xúc tác. Lượng đường thu được cũng liên quan mật thiết với việc loại bỏ hiệu quả chất xylan trong thành tế bào thực vật.
Quá trình nghiên cứu biến rơm thành nhiên liệu còn giúp làm cho cây chủ tăng năng suất, tăng khả năng kháng bệnh và giúp rơm dễ chế biến hơn.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.
