Nhiếp ảnh gia chụp được bức ảnh ấn tượng: Hàng chục sao biển xúm lại ăn thịt sư tử biển

Đàn sao biển dơi sặc sỡ bu kín xác sư tử biển dưới đáy đại dương, tái chế xác thành năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Nhiếp ảnh gia động vật hoang dã David Slater chụp bức ảnh ấn tượng ở vùng nước nông thuộc vịnh Monterey, bang California, Live Science hôm 22/6 đưa tin. Bức ảnh giành giải nhất trong hạng mục "Sinh vật biển" tại cuộc thi Big Picture của Viện Khoa học California.

Nhiếp ảnh gia chụp được bức ảnh ấn tượng: Hàng chục sao biển xúm lại ăn thịt sư tử biển
Sư tử biển chết bị hàng chục con sao biển dơi sặc sỡ bao vây. (Ảnh: David Slater)

Con sư tử biển chết và đồng loại bơi phía sau nhiều khả năng là sư tử biển California (Zalophus californianus) hoặc sư tử biển Steller (Eumetopias jubatus), dựa trên phạm vi địa lý của hai loài này. Sao biển trong ảnh đều là sao biển dơi (Patiria miniata) - loài ăn xác thối với màu sắc phong phú. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc "tái chế" xác sư tử biển thành năng lượng và chất dinh dưỡng, đưa nó trở lại với mạng lưới thức ăn biển.

Các chuyên gia chưa rõ tại sao sư tử biển trong ảnh mất mạng. Có thể nó chết vì nguyên nhân tự nhiên hoặc bị giết bởi các yếu tố nhân tạo, ví dụ như va chạm với tàu thuyền, ăn phải nhựa hoặc vướng vào dụng cụ đánh bắt cá. Tuy nhiên, các quần thể sư tử biển California thực chất đang tăng mạnh về kích thước và được xếp loại "ít quan tâm" trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).

Tên gọi "sao biển dơi" xuất phát từ lớp màng mọc giữa những cánh tay của chúng, trông giống như cánh dơi. Loài vật này thường có 5 cánh tay, nhưng cũng có thể có tới 9 cánh tay. Sao biển dơi thường phát triển đến chiều ngang 20 cm, theo Thủy cung vịnh Monterey. Chúng được ghi nhận với nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là đỏ, cam, vàng, nâu, xanh lá cây, tím.

Sao biển dơi có những "đốm mắt" cảm nhận ánh sáng ở cuối mỗi cánh tay và tế bào khứu giác dưới cánh tay cho phép chúng "nếm" các hóa chất mà động vật không xương sống nhỏ hoặc xác chết trong nước để lại. Khi tìm thấy thức ăn, chúng sẽ đẩy một trong hai dạ dày ra ngoài miệng và tiết enzyme tiêu hóa để phân hủy thức ăn trước khi đánh chén.

Sao biển cũng có những con giun nhỏ cộng sinh sống trong các rãnh ở mặt dưới cơ thể và ăn những mảnh vụn do vật chủ để lại. Một con sao biển dơi chứa được tối đa 20 con giun. Vì vậy, trong ảnh có thể có hơn 100 con giun cũng đang bận rộn ăn xác sư tử biển.

Là động vật ăn xác thối, sao biển dơi và giun cộng sinh đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái đại dương vì giúp tái chế chất dinh dưỡng và năng lượng từ đỉnh chuỗi thức ăn trở lại phần đáy. "Khi sao biển dơi ăn no, bất cứ sinh vật lớn nhỏ nào khác cũng có thể kiếm năng lượng và nơi trú ẩn từ những gì còn sót lại trong nhiều năm tới", nhà tổ chức cuộc thi Big Picture viết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận

Cuộc đua bí mật dưới lòng đại dương: Khi đáy biển được “phân lô” để tranh giành hàng tỷ đô lợi nhuận

Sâu thẳm dưới đại dương, một cuộc đua bí mật đang diễn ra. Một cuộc đua gấp rút giữa các công ty tư nhân để tranh giành cơ hội tiếp cận những khoáng sản quý giá.

Đăng ngày: 21/06/2022
Cá mập siêu hiếm dạt vào bờ biển Philippines

Cá mập siêu hiếm dạt vào bờ biển Philippines

Một con cá mập megamouth, hay còn được gọi là cá mập miệng rộng, siêu hiếm đã dạt vào bờ biển của Philippines và được ngư dân ở tỉnh Sorsogon phát hiện.

Đăng ngày: 21/06/2022
Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ,

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?

Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.

Đăng ngày: 18/06/2022
Nghĩa địa san hô trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang

Nghĩa địa san hô trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang

Hàng nghìn m2 đáy biển khu vực vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chất đống san hô chết. Một số vị trí đã sạch dấu vết san hô.

Đăng ngày: 17/06/2022
Cá heo cái hình thành

Cá heo cái hình thành "nhóm trông trẻ" khi nuôi dạy con

Mỗi đàn cá heo có các nhóm nhỏ có chức năng trông trẻ, bao gồm các cá mẹ và cá con. Cá heo cái thậm chí còn chăm sóc cho con của những cá mẹ khác.

Đăng ngày: 16/06/2022
Bắt được tôm hùm châu Âu màu cam cực hiếm, tỷ lệ 10 triệu con mới có 1

Bắt được tôm hùm châu Âu màu cam cực hiếm, tỷ lệ 10 triệu con mới có 1

Con tôm hùm với màu sắc khác thường nặng 650 g và dài 46 cm, hiện được nuôi trong bể nước thay vì đem bán.

Đăng ngày: 16/06/2022
Có thể bạn không biết: Một cái chạm nhẹ cũng đủ giết chết san hô

Có thể bạn không biết: Một cái chạm nhẹ cũng đủ giết chết san hô

Nếu không cẩn thận chạm vào san hô, chúng sẽ bị ảnh hưởng hoặc chết. Bỏ lại rác hay vô tình đánh rơi các vật dụng nhỏ cũng là yếu tố làm hại sinh vật này.

Đăng ngày: 15/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News