Nhiệt độ ảnh hưởng đến giới tính của rùa

Nhiệt độ ấm hơn được cho là yếu tố tác động đến giới tính của rùa.

Nghiên cứu mới tại Trường Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, những con rùa cái có khả năng sản xuất trứng cao hơn, ngay cả trước khi giới tính của chúng được thiết lập.

Phát hiện này có thể giải thích tại sao nhiều loài động vật ngoài rùa có sự xác định giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ. Các nhà nghiên cứu phát hiện, số lượng “tế bào mầm” - tiền trứng mà phôi mang theo tăng lên khi nhiệt độ ủ cao hơn. Trên thực tế, họ phát hiện, chính những tế bào mầm đó đóng một vai trò trong việc khiến phôi thai trở thành con cái.


Nhóm nghiên cứu phát hiện, 31 độ C là nhiệt độ tối ưu để tạo ra nhiều con cái hơn.

“Xác định giới tính bằng nhiệt độ không chỉ là một cơ chế. Nhiệt độ cao hơn dường như ảnh hưởng đến việc xác định giới tính theo những cách gia tăng thông qua nhiều loại tế bào trong phôi, tác giả nghiên cứu Blanche Capel - Giáo sư Sinh học Tế bào tại Trường Y khoa Duke cho biết.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Boris Tezak - đồng tác giả cho biết, bản thân các tế bào mầm dồi dào hơn dường như thúc đẩy quá trình nữ tính hóa. Bởi, nhiệt độ sinh ra con cái cũng làm tăng số lượng tế bào mầm. Số lượng tế bào mầm cao hơn cũng được biết là có tác dụng kiểm soát sự phát triển của con cái ở cá.

“Một con cái nở ra với nhiều tế bào mầm hơn có lẽ sẽ phù hợp hơn về mặt sinh sản. Điều đó làm tăng khả năng sinh sản của rùa để mang nhiều trứng hơn. Chúng tôi đã liên kết con đường sinh sản của con cái với số lượng tế bào mầm tăng lên. Nếu điều đó làm cho rùa cái phù hợp hơn về mặt sinh sản, thì sẽ giúp giải thích lý do tại sao sự phát triển giới tính phụ thuộc vào nhiệt độ vẫn tồn tại”, nhà nghiên cứu Tezak giải thích.

Khi nhiệt độ toàn cầu tiếp tục tăng, câu hỏi đặt ra là: Điều gì sẽ xảy ra với rùa và các loài sinh sản nhạy cảm với nhiệt độ khác? Nhóm nghiên cứu cho biết sẽ xem xét việc nhiệt độ tăng ảnh hưởng đến nhóm tế bào mầm như thế nào.

Để trả lời những câu hỏi này, Tezak cẩn thận nuôi dưỡng các lứa trứng rùa tai đỏ thu được từ một nhà lai tạo ở Louisiana. Trứng được nuôi trong các hộp nhựa chứa đầy môi trường ẩm, ở nhiệt độ không đổi trong phòng thí nghiệm. Một lồng ấp có 26 độ C, tạo ra nhiều con đực hơn. Trong khi đó, 31 độ C là nhiệt độ tối ưu để tạo ra nhiều con cái hơn.

Khi lấy một trong số chúng ra để kiểm tra tiến độ dưới ánh sáng rất chói, phôi được ủ ấm rõ rệt sẽ lớn hơn. Những phôi này cũng hoạt động tích cực hơn bên trong trứng.

“Chúng tôi đang đưa ra giả thuyết rằng có một ‘điểm nóng’ về nhiệt độ. Có một khoảng thời gian ngắn mà bạn nhận được một số lượng lớn các tế bào mầm và sau đó bắt đầu thấy sự suy giảm”, Giáo sư Capel cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
“Gan lì cóc tía

“Gan lì cóc tía": Hóa ra cóc tía là con vật kỳ lạ này

Cóc tía là con vật đã đi vào tiềm thức người Việt qua câu thành ngữ "gan lì cóc tía". Nhưng hiện tại, hầu như không ai có cơ hội bắt gặp chúng trong thực tế.

Đăng ngày: 11/05/2025
Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20

Con nưa được cho là có 9 lỗ mũi, thế nhưng cũng chưa là gì so với sinh vật 20 "lỗ mũi" này

Nưa là tên một sinh vật được lưu truyền trong dân gian và được những người đi rừng mô tả lại.

Đăng ngày: 11/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Cảnh tượng đại bàng vàng quăng sơn dương xuống từ vách núi gây sốc

Đại bàng vàng dùng móng vuốt quắp sơn dương chamois nặng gấp khoảng 10 lần, sau đó giết chết con mồi bằng cách thả rơi từ trên cao.

Đăng ngày: 11/05/2025
Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Những con sói có thể làm thay đổi dòng chảy của các dòng sông

Vào những năm 1920, những con sói đã biến mất khỏi Vườn quốc gia Yellowstone. Gần một trăm năm sau, các con sông đã thay đổi dòng chảy của chúng. Chuyện gì đã xảy ra?

Đăng ngày: 10/05/2025
Sư tử đực gây chú ý vì

Sư tử đực gây chú ý vì "kiểu tóc" kỳ lạ

Con sư tử với bộ bờm theo kiểu mái bằng như một "minh tinh trên thảm đỏ" tại các sự kiện đã khiến cộng đồng mạng bất ngờ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News