Nhiệt độ Trái đất tăng lên khiến hệ sinh thái biển biến đổi mạnh mẽ
Các đại dương trên thế giới sẽ phải trải qua những biến đổi mạnh mẽ về đa dạng sinh học, cho dù Liên hợp quốc đạt được mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C.
Hệ sinh học biển biến đổi mạnh mẽ do nhiệt độ Trái Đất tăng lên
Nghiên cứu trên được các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) thực hiện chủ yếu qua việc phân tích những tác động đối với các sinh vật sống ở độ sâu 200m so với mực nước biển, nơi có giá trị nhất trong hệ sinh thái của loài người.
Ảnh minh họa. (Nguồn: esbtrib.com)
Theo nghiên cứu, nếu không được ngăn chặn khẩn trương, tình trạng biến đổi khí hậu sẽ dẫn tới một đợt biến động lớn về đa dạng sinh học biển ở quy mô toàn cầu.
Khi Trái Đất nóng lên, các loài sinh vật biển, chủ yếu là các loài cá, cần môi trường nước mát hơn sẽ phải di cư hoặc sẽ bị tuyệt chủng, và thay vào đó là các loài sinh vật có khả năng thích nghi ở những vùng biển ấm hơn.
Theo kịch bản lạc quan nhất, nếu nhiệt độ trung bình tăng thêm 1 độ C, sẽ chỉ xuất hiện sự thay đổi nhỏ trong đa dạng sinh học vào năm 2100.
Tuy nhiên, nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm 4,8 độ C chỉ trong thế kỷ 21 này, đa dạng sinh học sẽ có sự thay đổi lớn nhất trong vòng 3 triệu năm trở lại đây.
Cũng theo các nhà khoa học, điều đáng lo ngại hơn là cho dù các nước thành viên Liên hợp quốc đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ nóng lên của Trái Đất ở mức 2 độ C, thì mức độ biến đổi đa dạng sinh học xảy ra vào năm 2100 vẫn cao gấp ba lần so với sự biến đổi trong một nửa thế kỷ vừa qua.
Các nhà khoa học cảnh báo nhiệt độ Trái Đất càng tăng cao thì sự biến đổi đa dạng sinh học càng lớn, đặc biệt đối với đa dạng sinh học biển.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại CNRS là nghiên cứu đầu tiên về sự biến đổi đa dạng sinh học trong ba kỷ nguyên hình thành và phát triển của Trái Đất.
Trước tiên là thời kỳ ấm áp diễn ra trong giai đoạn giữa kỷ Plioxen cách đây 3 triệu năm. Tiếp sau đó, Trái Đất trải qua một giai đoạn lạnh hơn, với đỉnh điểm là Kỷ Băng hà cách đây 26.500-20.000 năm.
Giai đoạn thứ ba nằm trong khoảng thời gian từ năm 1960-2013, đó là khi tình trạng Trái Đất nóng lên do tác động của con người trở nên trầm trọng hơn./.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
