Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Nhiệt miệng (hay còn gọi là áp tơ miệng) là một bệnh rất phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bị nhiệt miệng cực kỳ khó chịu, không những khó khăn trong ăn uống mà còn gây đau nhức cả tuần liền.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ về căn bệnh mà mình đang mắc phải.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (Recurrent Aphthous Stomatitis - RAS) là một bệnh viêm loét xuất hiện ở miệng. Bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là bệnh nhẹ nhưng khá phổ biến.

Nhiệt miệng không gây nguy hiểm, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng khá nhiều và bất tiện đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là trong ăn uống. Những người bị áp tơ miệng thường xuyên cũng khá vất vả, vì vậy, cần nhận diện được dạng mà mình đang mắc phải để biết cách điều trị hợp lý.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một dạng viêm nhiễm gây ra vết lở nhỏ ở niêm mạc miệng với đáy màu vàng nhạt và bao quanh bởi 1 đường màu đỏ tươi khiến người bệnh thấy đau và khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Theo quan niệm dân gian, nhiệt miệng là do bị nóng trong người hoặc ăn nhiều đồ có tính nóng. Còn theo quan điểm của y học hiện đại, có nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị nhiệt miệng như sau:

  • Do các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm tủy răng,…
  • Do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc khoang miệng phản ứng với các thành phần hóa học nào đó, chẳng hạn như kem đánh răng, nước sút miệng…
  • Do niêm mạc miệng bị tổn thương do chúng ta vô tình căn phải hoặc ăn thức ăn qua nóng…
  • Nhiệt miệng do thiếu vitamin B12, B9 (axit folic hay folat) và các khoáng chất như sắt, kẽm…
  • Stress cũng gây nhiệt miệng.

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh là: trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm, đốm trắng to dần hơi mọng nước, vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét. Vết loét to dần, có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp.

Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự.

Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm.

Các dạng nhiệt miệng

Nhiệt miệng thể nhỏ (RAS minor)

Đây là dạng áp tơ miệng thường gặp, chiếm tỷ lệ tới 80%. Ở dạng này, tổn thương loét rất nông, gây đau, riêng biệt từng vết (từng nốt nhiệt), đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Số lượng tổn thương có thể từ 1 - 5 vết nhiệt.

Dạng áp tơ này hay xảy ra ở môi, má và nền miệng. Tổn thương dạng này thường sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày và không để lại sẹo.

Nhiệt miệng thể lớn (RAS major)

Áp tơ niêm mạc miệng thể lớn ít gặp hơn. Các vết loét trong trường hợp này thường lớn hơn, từ 1 - 3 cm, sâu hơn, bờ nổi cao và có thể tập trung thành nhóm gần nhau, tập trung ở môi, hàm ếch mềm, họng...

Nếu mắc phải áp tơ dạng này, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tổn thương có thể kéo dài tới 6 tuần, khi khỏi có thể để lại sẹo, thậm chí gây co kéo miệng hầu.

Nhiệt miệng Herpes (Herpetiform RAS)

Dạng áp tơ miệng này ít gặp phải nhất. Tổn thương chỉ khoảng 1 - 3mm nhưng tập trung thành đám. Đám tổn thương này có thể tập trung ở một khu nhỏ hoặc tập trung trên diện rộng.

Lưu ý: Khi bị nhiệt miệng, hãy kiểm tra xem mình mắc phải dạng nào để biết cách điều trị hợp lý nhé.

Cách chữa nhiệt miệng

  • Nước muối loãng: Hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét và khiến chúng nhanh chóng lành lặn trở lại.
  • Nước cốt dừa: Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.
  • Nước hạt rau mùi: Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.
  • Nước củ cải: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn. Ngoài ra bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.
  • Chữa nhiệt miệng bằng nước ngậm: Áp dụng những mẹo chữa nhiệt miệng theo dân gian này chỉ cần 2-3 ngày là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần.

  • Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.
  • Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.
  • Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.
  • Bôi mật ong, mật ong nghệ: Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng. Mật ong kháng khuẩn, nghệ kháng viêm sẽ giúp vết loét nhanh bình phục, không bị sẹo, kích thích các mô phát triển.
  • Bôi nước cỏ mực mật ong: Giã nát lá cỏ mực, vắt lấy nước, trộn cùng mật ong. Dùng bông tăm thấm thuốc bôi vào chỗ bị nhiệt. Bôi 2-3 lần/ngày.

Nhiệt miệng - nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Dùng mật ong hoặc trộn với bột nghệ rồi thoa vào chỗ bị loét trong miệng.

  • Bôi nước lá rau ngót: Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 - 3 lần.

Phòng tránh nhiệt miệng

  • Hạn chế các chất cay nóng, đặc biệt trong ngày hè nóng nức. Không chỉ khiến cơ thể bị nhiệt, loét miệng mà nó còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, gây mẩn ngứa, tích tụ độc tố cho gan.
  • Không uống rượu bia, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn ngọt,…
  • Tăng cường ăn những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, mát gan cao để giúp cơ thể thanh nhiệt.
  • Uống thật nhiều nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là một trong những dịp quan trọng để những người kinh doanh cầu tài lộc, sung túc và may mắn.

Đăng ngày: 25/02/2018
Thời gian có thể chữa lành tất cả, chỉ trừ vết thương lòng

Thời gian có thể chữa lành tất cả, chỉ trừ vết thương lòng

Ảnh hưởng của một mối tình tan vỡ có thể kinh khủng hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều.

Đăng ngày: 21/06/2017
Uống trà từ cỏ thánh John quá liều có thể là nguyên nhân khởi phát rối loạn tâm thần

Uống trà từ cỏ thánh John quá liều có thể là nguyên nhân khởi phát rối loạn tâm thần

Một người đàn ông Ý có dấu hiệu rối loạn tâm thần – nghĩa là mất liên hệ với thực tế – sau khi uống một loại trà thảo mộc làm từ cỏ thánh John (St. John's wort) – theo một báo cáo gần đây.

Đăng ngày: 21/06/2017
Cách xử lý khi bị sứa đốt và chuột rút khi tắm biển mùa hè

Cách xử lý khi bị sứa đốt và chuột rút khi tắm biển mùa hè

Khi đi tắm biển nhiều người sợ nhất 2 điều là bị sứa đốt và bị chuột rút khi đang bơi lội. Sau đây là một số phương pháp giúp bạn cách xử lý khi vô tình gặp phải những vấn đề trên.

Đăng ngày: 21/06/2017
Việt Nam sắp ghép được mặt, ruột, tử cung

Việt Nam sắp ghép được mặt, ruột, tử cung

Ghép tứ chi, ghép mặt và ghép tử cung, ghép phổi tạo bước đi mới trong lĩnh vực ghép tạng ở Việt Nam.

Đăng ngày: 21/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News