Nhiều ca H1N1 biến chứng nặng

Chỉ trong ngày 16/3, khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương Hà Nội tiếp nhận 2 ca mắc cúm A (H1N1) trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, tổn thương hai bên phổi.

>>> Cúm H1N1 bùng phát ở đồng bằng Cửu Long

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện này cho biết, trường hợp thứ nhất là người phụ nữ 26 tuổi ở Thanh Hóa, nhập viện vào ngày thứ sáu của bệnh. Bệnh nhân được điều trị ở phòng cách ly, thở máy và là người bị nặng nhất trong gia đình có 6 người cùng bị cúm A (H1N1).

"Do nhà bệnh nhân có gà chết, sợ bị cúm gia cầm nên cả gia đình lên thẳng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám. Rất may không phải chủng cúm nguy hiểm", bác sĩ Cấp nói.


Bệnh nhân cúm A (H1N1) nằm trong phòng cách ly đặc biệt. (Ảnh: N.Phương)

Trường hợp nặng thứ hai là cụ ông 67 tuổi ở Hưng Yên, cũng nhập viện khi sốt đến ngày thứ sáu với biểu hiện mệt mỏi, đau mỏi người, khó thở suy hô hấp. Tiên lượng bệnh nhân ổn.

Theo bác sĩ Cấp, từ tháng 2, lượng bệnh nhân đến khám vì cúm A (H1N1) nhiều, mỗi ngày 3-4 ca. Đặc biệt, có những chùm ca bệnh 5-6 thành viên cùng gia đình mắc phải. Trong số này, có 6 ca biến chứng nặng. Bệnh nhân rải rác ở các tỉnh.

Đầu tháng 1 cũng xảy ra chùm ca bệnh hơn 40 học sinh trường nội trú tại Hà Nội cùng mắc. Thời tiết ẩm ướt hiện nay ở miền Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên nguy cơ lây cao hơn bình thường.

Để phòng ngừa, người dân cần chú ý các biện pháp vệ sinh cá nhân như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và có thể tiêm vắcxin. Những trường hợp sốt cao, khó thở cần đến cơ sở y tế ngay, không được chủ quan để ở nhà.

"Không chỉ cúm A (H5N1), A (H7N9) mới nguy hiểm mà cúm mùa thông thường trong đó có cúm A (H1N1) cũng có thể gây bội nhiễm viêm phổi, khó thở, thậm chí gây tử vong do suy hô hấp, suy đa tạng. Vì thế, người bệnh không nên chủ quan", bác sĩ Cấp khuyến cáo.

Có nguồn gốc từ lợn, cúm H1N1 bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, tốc độ lây lan cao. Tại Việt Nam, hàng nghìn người đã nhiễm virus cúm và hơn 50 người tử vong. Sau giai đoạn bùng phát mạnh mẽ vào năm 2009, cúm H1N1 hiện lưu hành như một chủng cúm mùa thông thường. Bệnh thường tự khỏi sau 6-7 ngày.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Thiết bị đọc suy nghĩ trong não của con người

Các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một thiết bị "giải mã bộ não" cho phép họ có thể đọc được suy nghĩ riêng tư.

Đăng ngày: 10/05/2025
Con cái “giống” bố hay mẹ?

Con cái “giống” bố hay mẹ?

Theo các nhà khoa học, gene di truyền của bố mẹ là nhân tố quyết định chiều cao cho con.

Đăng ngày: 10/05/2025
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News