Nhiều mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở đảo Lý Sơn

Khai quật Suối Chình ở Lý Sơn, các nhà khảo cổ phát hiện mộ nồi chôn úp nhau, bên trong là di cốt trẻ em được cải táng.

Ngày 13/11, tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó giám đốc bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi cho biết, Sở Văn hóa vừa tổ chức khai quật điểm khảo cổ Suối Chình ở xã An Hải, huyện Lý Sơn.

Nhiều mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở đảo Lý Sơn
Nhà khoa học phát hiện mộ cổ của cư dân Sa Huỳnh ở Suối Chình, Lý Sơn. (Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi).

Trong 10m2 khai quật, các nhà khảo cổ phát hiện 6 mộ cổ gồm các loại mộ vò, mộ nồi, mộ đất có niên đại thế kỷ I, II sau Công nguyên. "Đặc biệt là loại mộ nồi chôn úp nhau, bên trong có di cốt trẻ em được cải táng", tiến sĩ Khôi nói.

Một số mộ có đồ tùy táng là trang sức như hạt cườm đá, hạt cườm thủy tinh, khuyên tai, các chuỗi hạt chế tác từ vỏ ốc tượng. "Có mộ có nhiều đồ tùy táng nhưng mộ khác lại không có, chứng tỏ xã hội Sa Huỳnh đã phân chia giàu nghèo", ông Khôi nhận định.

Nhiều mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở đảo Lý Sơn
Mộ nồi của cư dân Sa Huỳnh được phát hiện ở Suối Chình, Lý Sơn. (Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi).

Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành từ năm 1.000 trước Công nguyên, là một trong ba cái nôi cổ xưa của văn minh ở Việt Nam.

Theo tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi, Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn hình thành từ dòng chảy văn hóa trong đất liền ở hai huyện Đức Phổ và Bình Sơn. Đến nay, di chỉ của nền văn hóa này đã được phát hiện ở Xóm Ốc và Suối Chình, có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ hai.

Trong đó, suối Chình là suối nước ngọt bắt nguồn từ chân núi Thới Lới chảy ra biển. Cộng đồng cư dân cổ Sa Huỳnh đã chọn địa điểm dưới chân núi và gần nguồn nước ngọt để sinh sống, khai thác nguồn hải sản dồi dào từ biển và nguồn thực phẩm trên núi.

Năm 2000 và 2005, Viện Khảo cổ phối hợp với Sở Văn hóa Quảng Ngãi từng tổ chức khai quật địa điểm này. Năm nay, Bộ Văn hóa tiếp tục cho phép Sở Văn hóa Quảng Ngãi khai quật và bảo tồn, gắn với Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn - Sa Huỳnh.

Nhiều mộ cổ 2.000 năm được phát hiện ở đảo Lý Sơn
Vòng tay vỏ ốc, mặt trang sức bằng xương thú, mặt dây chuyền bằng vỏ điệp được phát hiện ở Suối Chình. (Ảnh: Đoàn Ngọc Khôi).

Ngoài các vỏ nhuyễn thể làm công cụ và trang sức, qua các lần khai quật, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều công cụ lao động như rìu, đục, bàn mài, chì lưới, dao cuốc... bằng đá, đồng, sắt.

"Văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn mang đậm tính biển đảo. Địa điểm Suối Chình cần được khoanh vùng bảo vệ, công nhận di tích cấp tỉnh, quốc gia và khai quật, bảo tồn, trưng bày tại chỗ để phục vụ phát triển du lịch", tiến sĩ Khôi đề xuất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khủng long ngày xưa ăn gì? Hóa ra thực đơn của chúng

Khủng long ngày xưa ăn gì? Hóa ra thực đơn của chúng "hấp dẫn" hơn bạn tưởng

Các loài khủng long ăn thịt không chỉ ăn mỗi thịt, mà chúng còn săn cả cá. Hay khủng long ăn cỏ, thực đơn của chúng dù toàn là cỏ nhưng cũng rất đa dạng.

Đăng ngày: 15/11/2018
Phát hiện đội quân đất nung bảo vệ mộ con trai Hán Vũ Đế

Phát hiện đội quân đất nung bảo vệ mộ con trai Hán Vũ Đế

Các nhà khảo cổ tìm thấy đội quân đất nung tí hon trong mộ trong miệng hố cổ ở Trung Quốc, gồm những cỗ xe được sắp đặt cẩn thận và tượng kỵ binh, bộ binh, nhạc công và chòi canh.

Đăng ngày: 15/11/2018
Phát hiện sọ người và xác chó còn nguyên lông ở Anh

Phát hiện sọ người và xác chó còn nguyên lông ở Anh

Các chuyên gia tìm thấy một phần xác chó từ thời cổ đại cùng một số cổ vật khác tại Vindolanda, Northumberland, Anh, BBC hôm 10/11 đưa tin.

Đăng ngày: 14/11/2018
Vùng đất lưu giữ hàng nghìn dấu chân khủng long 80 triệu năm

Vùng đất lưu giữ hàng nghìn dấu chân khủng long 80 triệu năm

Nhiều loài vật như khủng long chân thằn lằn và khủng long bọc giáp từng sống ở nơi được mệnh danh là "Công viên kỷ Jura" của Bolivia ngày nay.

Đăng ngày: 13/11/2018
Phát hiện hàng trăm xác ướp 6.000 năm trong 7 hầm mộ Ai Cập

Phát hiện hàng trăm xác ướp 6.000 năm trong 7 hầm mộ Ai Cập

7 hầm mộ có niên đại cách đây 6.000 năm, được phát hiện ở quần thể kim tự tháp tại Saqqara, phía nam thủ đô Cairo, Ai Cập, Bộ Cổ vật Ai Cập cho biết.

Đăng ngày: 12/11/2018
Phát hiện dấu chân sinh vật kì lạ cách đây 310 triệu năm

Phát hiện dấu chân sinh vật kì lạ cách đây 310 triệu năm

Nhà địa chất học của Đại học Nevada Las Vegas, Stephen Rowland, đã có một phát hiện bất ngờ về dấu chân của một sinh vật được cho giống bò sát xuất hiện cách đây tới 310 triệu năm.

Đăng ngày: 12/11/2018
Những bí mật về xác ướp

Những bí mật về xác ướp "già" hơn Pharaoh cả nghìn năm

Xác ướp của người đàn ông trưởng thành trong tư thế của một bào thai có niên đại 6.000 năm. Xác ướp được bảo quản hoàn hảo bởi các điều kiện tự nhiên của nơi chôn cất ở sa mạc.

Đăng ngày: 12/11/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News