Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa

Nghiên cứu khoa học là một công việc nghe thì thực sự rất "oai", nhưng đằng sau là vô số những nỗi khổ mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu. Một trong số đó là vấn đề chi phí: nghiên cứu thực sự tốn rất nhiều tiền, mà chỉ khi có thành quả mới nhận được tiền trang trải chi phí. 

Trong trường hợp không may nghiên cứu thất bại, mọi nỗ lực cũng như tiền bạc có thể đổ sống bể hết. Bởi vậy nếu không được tài trợ, các nhà khoa học sẽ phải làm việc hết sức khó khăn trong tình trạng tiền không biết sẽ hết lúc nào. Và đó là chưa tính đến một số rủi ro khác, như nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh suýt phá sản như các nhà khoa học tại Nga mới đây thì còn bi kịch hơn nữa cơ.

Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa
Các nhà khoa học Nga gần đây có nhiệm vụ quan sát quá trình di cư của loài đại bàng thảo nguyên.

Câu chuyện cụ thể như sau: các chuyên gia đến từ Trung tâm tái định cư cho động vật hoang dã tại Novosibirsk những năm gần đây có nhiệm vụ quan sát quá trình di cư của loài đại bàng thảo nguyên (Aquila nipalensis). Họ sử dụng thiết bị theo dõi gắn trên người chúng, loại có khả năng gửi tin nhắn về trung tâm để cập nhật địa điểm của đại bàng.

Năm nào họ cũng làm như vậy, nên về cơ bản họ cũng nắm được rằng những con đại bàng sẽ hướng về phương Nam vào mùa đông, tập trung xung quanh các khu vực vốn không có sóng điện thoại thuộc Kazakhstan. Các chuyên gia đoán được điều này, và họ cho rằng những tin nhắn sẽ được gửi về Nga khi đàn chim quay trở về, hoặc đến những khu vực bắt được sóng.

Khổ nỗi, người tính không bằng... đại bàng tính. Điều các chuyên gia không thể ngờ được là một số con đại bàng quyết định bay xa hơn, xuống tận Iran và Pakistan. Đó là những nơi có sóng điện thoại, nhưng chi phí "roaming" (chuyển vùng quốc tế) thì cao đến cắt cổ, lên tới 0,8 USD cho mỗi tin nhắn (khoảng 18 ngàn đồng tiền Việt). 

Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa
Đường di cư của đại bàng Nga.

Hệ quả là trăm tin nhắn tích tụ trong thời gian lũ đại bàng ở vùng không có sóng đã đồng loạt gửi về trung tâm từ những nơi đắt đỏ trên, và để lại cho các nhà khoa học một hóa đơn tiền điện thoại khổng lồ.

Bạn biết rồi đấy, các nhà nghiên cứu nghèo lắm, số tiền trên thì vượt quá khả năng chi trả. Lúc ấy, có lẽ họ chỉ còn biết nhìn nhau mà thầm nghĩ "Toang, toang thật rồi!".

May mắn thay, các nhà nghiên cứu xui xẻo của chúng ta không đến mức rơi vào cảnh khánh kiệt, tất cả là nhờ vòng tay yêu thương của cộng đồng mạng. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kêu gọi quỹ từ cộng đồng, và nhờ vậy phần lớn số tiền trong hóa đơn đã được giải quyết. Thậm chí, hãng di động Megafon của Nga cũng giúp đỡ họ, nên họ giờ chỉ việc tập trung vào chuyên môn nghiên cứu loài đại bàng này mà thôi.

"Số tiền thu được không những đủ để trả tiền điện thoại từ giờ đến cuối năm, mà đến hết mùa di cư của đại bàng luôn - nghĩa là đến tháng 4 năm sau" - đại diện trung tâm chia sẻ. "Thật không thể tin nổi".

Nhóm nghiên cứu suýt phá sản vì mải ngắm đại bàng mà không ngờ chúng đã bay quá xa
Đại bàng thảo nguyên sinh sống ở phía Nam nước Nga và trên các vùng thảo nguyên của Trung Á...

Được biết, đại bàng thảo nguyên là một loài chim di cư, trong đó con cái thường lớn hơn chim đực, nặng 2,3 - 3,9kg với sải cánh lên tới 2m. Chúng sinh sống ở phía Nam nước Nga và trên các vùng thảo nguyên của Trung Á, nhưng có thể di cư đến châu Phi, Arab, Nam Á khi đông tới.

Đại bàng thảo nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nền văn hóa. Nhưng dẫu vậy thì hiện tại, chúng vẫn được xếp vào hàng nguy cấp trong Sách Đỏ của IUCN. Hiện tại, chỉ còn khoảng 50.000 - 75.000 cá thể còn sót lại ngoài tự nhiên, và vẫn đang tiếp tục giảm xuống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn khỉ bất lực nhìn trăn siết chết đồng loại

Đàn khỉ bất lực nhìn trăn siết chết đồng loại

Hàng chục con khỉ vây quanh tìm cách cứu bạn thoát khỏi vòng siết của trăn ở chân ngọn núi thuộc tỉnh Prachuab Khiri Khan nhưng không thành công.

Đăng ngày: 30/10/2019
Gà con sinh ra đã có bản năng tránh nguy hiểm từ kẻ săn mồi

Gà con sinh ra đã có bản năng tránh nguy hiểm từ kẻ săn mồi

Theo một nghiên cứu của Đại học Trento và Đại học Queen Mary, London, gà con được sinh ra với kiến thức để chạy trốn khỏi những kẻ săn mồi hơn là học nó từ kinh nghiệm.

Đăng ngày: 30/10/2019
Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau

Mỗi loài động vật có bí quyết nhìn trong bóng đêm khác nhau

Với mắt người, đêm tối chỉ là một bức màn ảm đạm mờ ảo. Tuy nhiên, đối với những loài động vật ăn đêm bóng tối lại chính là "thiên đường" muôn màu muôn vẻ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Cá sấu cực kỳ nguy cấp sinh sản sau hai năm ghép đôi

Nỗ lực nhân giống của các nhà bảo tồn tại sở thú Rajshahi mở ra hy vọng hồi sinh loài cá sấu trên bờ vực tuyệt chủng ở Bangladesh.

Đăng ngày: 29/10/2019
Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Độc chiêu moi tim cóc mía để ăn của rái cá Australia

Các nhà khoa học cho biết rái cá bản địa miền Tây Australia đã khám phá ra kĩ thuật mới để ăn loài cóc mía vốn chứa độc tính nguy hiểm.

Đăng ngày: 28/10/2019
Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Loài chim hậu đậu khi ở trên cạn lại là bậc thầy săn mồi dưới nước

Khi phát hiện thấy cá, chúng sẽ lao xuống mặt nước với tốc độ va chạm lên đến 100 km/giờ; con mồi dường như khó có cơ hội trở tay khỏi đòn tấn công chớp nhoáng này, tuy nhiên nếu chúng kịp tránh chim ó biển sẽ tiếp tục dùng chân và cánh để “truy sát”.

Đăng ngày: 27/10/2019
Phát hiện một loài chim mới

Phát hiện một loài chim mới "siêu nhút nhát" ở Colombia

Hôm thứ hai vừa qua, chính quyền thành phố Cali ở tây nam Colombia đã công bố phát hiện ra một loài chim mới đặc hữu của khu vực này với kích thước vô cùng nhỏ bé.

Đăng ngày: 26/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News