Nhóm người chèo thuyền bất ngờ phát hiện sinh vật khổng lồ dưới nước, bị thương rất nặng!
Một nhóm ba người đang chèo thuyền ở thị trấn Melkbosstrand ở ven biển Bờ Tây Nam của Nam Phi, thì bất ngờ phát hiện ra một sinh vật "khủng" ở bên dưới. Sinh vật này có cơ thể rất dài và bơi sát mặt nước, sau đó thậm chí còn thò những xúc tu của nó lên chiếc thuyền.
Tuy nhiên, bất ngờ hơn là sinh vật này đã bị thương rất nặng khiến cho phần da của nó đã bị bóc ra một mảng lớn. Nhận thấy điều này nên một người đàn ông trong nhóm đã dùng dây buộc vào sinh vật này để kéo lên bờ.
Đây là một con mực khổng lồ và nó đã bị thương rất nặng.
Thì ra sinh vật này là một con mực khổng lồ (danh pháp khoa học là Architeuthis). Nó đã bị thương rất nặng và trôi dạt trên bờ biển một thời gian dài trong tình trạng sắp chết. Do đó khi nhìn thấy chiếc thuyền thì nó đã tìm cách bấu víu vào theo bản năng.
Đây là một con mực đực vì khi được kéo lên bờ, nó đã bắn tinh ra như một hành động cuối cùng để duy trì nòi giống với hy vọng số tinh trùng này sẽ gặp được trứng của con cái ở gần đó. Vết thương của nó có thể là do bị cá mập hay cá voi gây ra trước đó.
Mực khổng lồ là loài mực lớn sống ở vùng đại dương sâu của Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Chúng có 8 xúc tu ngắn và 2 xúc tu dài với kích cỡ từ 10 đến 13m. Thiên địch của mực khổng lồ là cá nhà táng (danh pháp khoa học: Physeter macrocephalus).

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
